Kinh nghiệm đi lễ Đền Cửa Ông được thuận lợi bình an

Kinh nghiệm đi du lịch đền Cửa Ông chuẩn từ A đến Z

Đã đến với Cẩm Phả – Quảng Ninh mà chưa ghé vào đền Cửa Ông thì thực sự là một điều tiếc nuối đối với du khách. Bởi đây là một trong những địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng linh thiêng và có kiến trúc đẹp nhất Việt Nam. Vậy đền Cửa Ông thờ ai? Nên đi vào thời gian nào? Sắm lễ ra sao? Mời các bạn tham khảo bài viết “kinh nghiệm đi du lịch đền cửa ông” của Công Decor dưới đây nhé!

Đền Cửa Ông thờ ai?

Theo truyền thuyết xưa kể rằng, có lần tại biển Cửa Suốt nổi lên một cơn gió rất to, sấm sét ầm ầm. Hưng Nhượng Đại Vương Trần Quốc Tảng đang đi tuần trên biển, thấy có một phiến đá rất lớn nổi lên liền ngồi lên đó. Khi sóng bắt đầu nổi cuồn cuộn hung dữ, mực nước ngày càng dâng lên cao nhưng phiến đá vẫn nổi trên mặt nước, đưa ông đi lướt trên những ngọn sóng.

Kinh nghiệm đi lễ đền cửa ông chuẩn từ A-Z
Kinh nghiệm đi lễ đền cửa ông chuẩn từ A-Z

Khi trời yên biển lặng, người dân đã không thấy ông đâu nữa mà chỉ thấy 1 chiếc mũ trên phiến đá. Thấy vậy, người dân liền rước về để lập miếu và tâu lên triều đình. Đó là vào ngày 16/8/1311. Kể từ đó, ngày này được coi là ngày hoá của ông. Và nơi đây cũng chính là nơi thờ ngài Trần Quốc Tảng.
Ngoài ra, nơi đây còn thờ gần như đủ hệ thống nhà Trần mà không nơi nào có. Lí do là vì ở nơi đây, bên trong vẫn còn đủ 30 pho tượng này thành 10 hàng ngang, đều là những người trong gia thất và là tướng tá dưới trướng của Trần Hưng Đạo.

Đền Cửa Ông gồm những đền nào, chùa nào và ban nào?

Quần thể Đền Cửa Ông gồm Đền Thượng, Chùa, Đền Trung và Đền Hạ, ngoài ra còn có đền Quan Châu. Trong đó:

Đền Thượng là nơi thờ Hưng Nhượng Vương Trần Quốc Tảng.
Đền Trung thờ Sơn Thần, Thủy Thần và Hoàng Tiết Chế Hoàng Cần.
Đền Quan Châu thờ Quan Châu.
Đền Hạ đã bị bom Mỹ phá hủy trong cuộc chiến tranh chống đế quốc Mỹ.
Bên phải đền Thượng là chùa, nơi thờ Mẫu.

Ngoài ra, trong chùa còn có các ban thờ gia thất của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn bao gồm Trần Quốc Tuấn, tượng Thánh Mẫu (vợ) và 2 cô công chúa (con ông); Trần Quốc Tảng, Trần Anh Tông, Trần Khánh Dư, Yết Kiêu, Dã Tượng, Phạm Ngũ Lão, Lê Phu Trần, Đỗ Khắc Trung,…
Kinh nghiệm đi du lịch đền Cửa Ông mà bạn nên biết

Cách sắm lễ khi đi lễ tại đền Cửa Ông

Khi đến đền Cửa Ông, bạn có thể sắm một số lễ vật để dâng lên đền. Mâm lễ không cần quá to, nhưng cần phải chỉn chu và quan trọng nhất là phải thành tâm, kính trọng. Mọi người có thể tham khảo một số mâm lễ sau của Công Decor:

Lễ chay

Một mâm lễ chay sẽ bao gồm hương thơm, hoa tươi, trái cây tươi, rượu, bánh, kẹo, tiền vàng, vàng mã để dâng lên lễ Phật hoặc dâng Thánh Mẫu. Lưu ý, hương thắp nén lẻ, hoa và quả cũng sắm số lẻ bạn nhé.

Lễ mặn

Mâm lễ mặn sẽ được bày ở ban Công Đồng (ngũ vị Quan Lớn), bao gồm: gà trống luộc, thịt lợn, giò, xôi, rượu,….

Đồ lễ sống

Đồ lễ sống sẽ dành riêng dùng để dâng cúng quan Ngũ Hổ, Bạch Xà, Thanh Xà đặt ở hạ ban Công Đồng Tứ phủ. Mâm đồ lễ sống bao gồm: 5 quả trứng vịt sống đặt trên đĩa muối, gạo; hai quả trứng gà sống đặt trong hai cốc nhỏ; một miếng thịt mồi sống, khía thành 5 phần; kèm theo tiền vàng.

Nếu bạn có nhu cầu và có điều kiện thì có thể chuẩn bị thêm một số đồ lễ sau:

Cỗ mặn sơn trang

Cỗ mặn sơn trang bao gồm những món đồ đặc sản của Việt Nam, bao gồm: 15 con ốc, 15 quả ớt, 15 quả chanh hoặc 1 quả chanh khía thành 15 phần,… Con số 15 này tương ứng với 15 vị được thờ tại ban sơn trang là 1 vị chúa, 2 vị hầu cận, 12 vị cô sơn trang.

Lễ thần Thành Hoàng

Lễ thần Thành Hoàng là lễ mặn, bao gồm: chân giò lợn luộc, xôi, rượu, tiền vàng mã,..

Lễ ban thờ cô, thờ cậu

Mâm lễ này bao gồm hương thơm, hoa tươi, trái cây tươi, oản, nón, hài, hia, áo,đồ chơi, gương, lược,.. Tất cả những món đồ mà dành cho trẻ con làm bằng vàng mã.

Mọi người có thể mua sắm những mâm lễ trên tại nhà trước khi tới đây để tiết kiệm chi phí. Mâm lễ không cần quá to, quá lớn nhưng cần chỉn chu và thành tâm. Thậm chí, bạn chỉ cần hương thơm, hoa tươi, quả chín,.. với lòng thành tâm và kính trọng thì các vị thần vẫn chứng giám và phù hộ. Do đó, mọi người không nên quan niệm lễ càng to thì lộc lá càng nhiều.

Thời điểm tốt nhất đi lễ đền Cửa Ông

Đền Cửa Ông mở cửa tất cả các ngày trong tuần để đón tiếp dân địa phương và du khách thập phương tới lễ. Tuy nhiên, thời gian đẹp nhất để đi dâng hương, dâng lễ tại đền Cửa Ông là vào dịp đầu năm mới. Người dân địa phương sẽ tới đây vào đêm giao thừa để cầu bình an, sức khỏe và may mắn đầu năm. Do đó, nếu bạn ở gần đây thì có thể đến xin lộc vào đêm giao thừa. Bắt đầu từ mùng 1 trở đi là lượng du khách ở mọi nơi sẽ tới đây để dâng hương, lễ phật, cầu may và cầu tài.

Vào những ngày đầu xuân, bắt đầu từ ngày 3 tháng 2 âm lịch sẽ tổ chức Lễ hội đền cửa ông. Phần nghi lễ sẽ được tổ chức vào ngày 3, ngày 4 tháng 8 âm lịch.

Đây là lễ hội truyền thống có giá trị cao về mặt văn hóa, lịch sử nhằm tôn vinh sức mạnh đoàn kết, gắn bó giữa 54 dân tộc anh em. Tinh thần của lễ hội đã góp phần nâng cao về giá trị cội nguồn, thúc đẩy quảng bá văn hóa du lịch của Việt Nam. Và lễ hội này đã được Bộ Văn Hóa – Thể Thao và Du Lịch quyết định là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Những lưu ý khi đi tham quan Đền Cửa Ông

Để chuyến đi trọn vẹn, mọi người nên lưu ý một số điều sau:

  • Điều đầu tiên, chắc chắn là trang phục. Mọi người nên chú ý đến trang phục của mình khi tới lễ đền cửa Ông. Nên sử dụng những trang phục kín đáo, lịch sự, nhẹ nhàng và thoải mái. Do địa hình đồi núi nên mọi người hãy đeo giày thể thao để thuận tiện cho việc tham quan. Ngoài ra, đền Cửa Ông là nơi linh thiêng và nghiêm trang, do đó mọi người không tự ý nói to, không nói tục chửi bậy và không có những lời nói phỉ báng chốn chùa thiêng.
  • Khi tham quan đền Cửa Ông và tham gia lễ hội, mọi người phải thật sự cẩn thận với tài sản cá nhân của mình. Không nên mang quá nhiều tiền mặt hay trang sức đắt tiền, điện thoại và ví tiền phải để cẩn thận tránh tình trạng bị trộm cắp. Ngoài ra, mọi người cũng nên cẩn thận và tỉnh táo trước những lời chèo kéo của người lạ, dàn cảnh cướp giật.
  • Khi sắm đồ lễ, phải chọn đồ lễ tươi và chưa qua thờ cúng. Không nên mua các sản phẩm mê tín như nước thần, bùa ngải. Nên chuẩn bị tiền lẻ để quyên góp, dâng lễ và có thể ủng hộ tiền công đức tại hòm công đức.

Trên đây là một số kinh nghiệm đi lễ đền Cửa Ông mà Công Decor đã chia sẻ cho bạn. Hy vọng những tips nhỏ này sẽ giúp chuyến đi của bạn suôn sẻ hơn và thuận lợi hơn. Chúc các bạn có một chuyến đi lễ đền Cửa Ông vui vẻ.

Bài viết liên quan

Ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc cây thủy tùng 

Hiện nay, việc mua cây cảnh để trang hoàng cho không gian nhà ở đang [...]

Bí kíp lựa chọn và bảo quản đồ trang trí trong nhà bằng thủy tinh sáng bóng và đẹp long lanh

Đồ trang trí là một phần không thể thiếu trong việc trang trí nội thất [...]

3 Món đồ trang trí phòng trưng bày ở đâu, kéo may mắn đến đấy!

Bạn đã từng nghe nói về việc sử dụng món đồ trang trí để mang [...]

Mẹo chọn đồ trang trí phòng theo phong cách hiện đại

Nội thất và trang trí phòng là yếu tố quan trọng để tạo nên không [...]

Cách trang trí nhà đẹp và kinh nghiệm chọn Shop bán đồ decor trang trí nhà

Trang trí nhà là một trong những việc làm quan trọng để tạo nên không [...]

Bí kíp phối đồ decor trang trí nội thất cho homestay đẹp miễn chê

Homestay là một trong những lựa chọn nghỉ dưỡng phổ biến hiện nay, đặc biệt [...]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *