Kinh nghiệm đi lễ chùa Hương đầu năm cầu may, cầu phúc
Tóm tắt nội dung bài viết
Cùng nhau trẩy hội chùa Hương
Tháng Giêng rét ngọt, con đường bớt xa
Quanh co những lối ta qua
Ngỡ đêm vắng, lại hoá ra đông người
Xôn xao tiếng nói, giọng cười
Tâm linh vui với đất trời mùa xuân.
Cứ mỗi dịp tết đến xuân về là mọi người lại nô nức đi đền chùa cầu may, cầu phúc. Và một trong những lễ hội đặc sắc nhất của tháng Giêng đầu năm mà mọi người không nên bỏ qua đó là lễ hội chùa Hương. Đây là một trong những lễ hội lớn ở miền Bắc và là danh lam thắng cảnh nổi tiếng tại Việt Nam. Vậy đi chùa Hương cần lưu ý những gì? Lễ lạt ra sao? Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây của Công Decor nhé!
Chùa Hương – ngôi chùa linh thiêng, địa điểm du lịch tâm linh lý tưởng tại Việt Nam
Chùa Hương có tên gọi đầy đủ là chùa Hương Sơn. Đây là một quần thể di tích danh lam thắng cảnh với rất nhiều ngôi chùa, ngôi đền và đình. Đặc biệt nhất là nơi đây được bao quanh bởi núi non hùng vĩ và hoang sơ.
Đến với chùa Hương, mọi người thường coi đây là hành trình về miền đất Phật, tìm lại chốn thanh tịnh giữa cuộc đời vội vã. Ngoài ra, đây là một lễ hội lớn về số lượng các phật tử tham gia hành hương. Chính vì vậy, mỗi dịp Tết đến xuân về là thực khách tứ phương lại nô nức đến chùa Hương để dâng hương dâng lễ; hàng triệu phât tử ở các miền xa xôi cũng về đây hành hương, cúng bái. Không những vậy, nhiều người còn ấn tượng bởi danh lam thắng cảnh nơi đây nên đã đến đây để thả hồn mình với thiên nhiên, tận hưởng vẻ đẹp của một nơi còn in dấu tích phật thoại và văn hóa tâm linh đặc sắc.
Chùa Hương không chỉ là một danh lam thắng cảnh nổi tiếng, một khu lịch tâm linh đặc sắc mà còn là di tích của Quốc gia Việt Nam và là văn hóa tâm linh của một dân tộc. Đây cũng là nơi còn giữ lại giá trị sống của văn hóa tín ngưỡng đạo Phật của người Việt từ xưa cho tới ngày nay.
Lễ hội chùa Hương
Lễ hội chùa Hương được diễn ra trên địa bàn Hương Sơn, huyện Mỹ đức, thành phố Hà Nội. Ngày 8/4/1962, theo quyết định số 313 VH/VP, chùa Hương đã được Bộ Văn Hóa xếp hạng là di tích lịch sử Quốc Gia. Nhân dân xã hương sơn và du khách thập phương thường gọi nơi đây là chùa Hương.
Vào mùng 6 tháng Giêng hàng năm là ngày khai hội Chùa Hương (ngày mở của rừng) và ngày hội bắt đầu từ đây, kéo dài đến hết tháng 3 âm lịch. Tuy nhiên, thời điểm diễn ra đông nhất bắt đầu từ ngày mở hội cho đến hết ngày 18/2 âm lịch hay còn gọi là chính hội.
Ngày hội diễn ra với các hoạt động chính là dâng lễ, dâng hương và thưởng ngoạn cảnh đẹp. Mọi người thường đến đây với tâm thế đi cầu may mắn, tài lộc và hạnh phúc; đồng thời đến đây để chiêm ngưỡng vẻ đẹp non nước hữu tình của hương Sơn.
Đi chùa Hương cầu gì?
Theo quan niệm của người xưa truyền lại, nhiều người đi chùa hương để cầu con; có người đến đây để cầu bình an, may mắn; có người lại cầu làm ăn phát đạt, công danh sự nghiệp sớm thành công,… Nếu du khách muốn cầu con cái hãy đến lầu cô và lầu cậu: lầu cô cầu con gái còn lầu cậu cầu con trai. Nếu du khách muốn cầu về đường công danh và sự nghiệp thì hãy dâng lễ tại đền và đình. Khi đến cầu cúng thì mọi người cần chuẩn bị mâm lễ chu đáo (không nhất thiết phải quá to) và thật thành tâm. Như vậy các vị Phật trên cao, các ngài và các Thánh mới phù hộ độ trì cho mọi người và gia đình.
Cách sắm lễ đi chùa Hương
Đi chùa Hương hay bất cứ chùa, đền nào cũng không thể thiếu lễ vật. Tuy nhiên, lễ vật chuẩn bị như thế nào, kiêng kị ra sao không phải ai cũng rõ. Để chuyến đi trẩy hội chùa Hương diễn ra suôn sẻ nhất, mọi người nên chuẩn bị lễ như sau:
Lễ chay: hương, hoa, trái cây, đèn,….Trong đó hương thơm là quan trọng nhất. Các đồ trong mâm lễ chay phải là đồ tươi, chưa qua cúng kính; hoa tươi, màu sắc tươi tắn – nhẹ nhàng, không héo úa; quả tươi, màu đẹp, không bị sâu hay nát.
Hạn chế cúng mâm chay mặn, trừ khi có thầy hướng dẫn.
Không nên dâng lễ gồm vàng mã, tiền âm phủ hoặc tiền thật vì đây là điều cấm kỵ và sai lầm nghiêm trọng. Nó làm ảnh hưởng đến sự thanh tịnh của cửa phật và khiến việc lễ phật chùa Hương mất đi bản sắc nghiêm trang, cung kính vốn có của nơi đây.
Một số lưu ý khi đi lễ tại chùa Hương
Lựa chọn trang phục
Mọi người nên chọn trang phục kín đáo, lịch sự và thoải mái để dễ dàng di chuyển và tránh phản cảm. Ngoài ra, bạn nên chuẩn bị thêm khăn và mũ để tránh mưa xuân hoặc lạnh. Nên chọn giày thể thao để dễ đi lại và không bị đau chân.
Nên đi theo nhóm
Đi du lịch chùa Hương nên đi theo nhóm từ 5 – 7 người sẽ tốt hơn là đi đơn lẻ.
Sắm lễ
Nên chuẩn bị đồ dâng lễ trước khi đến chùa Hương để tiết kiệm chi phí, đồng thời có thể chủ động được thời gian. Một số đồ lễ bạn có thể mang theo như hoa, quả, rượu, bánh, kẹo,…… Trong trường hợp chưa chuẩn bị trước ở nhà, bạn có thể mua đồ ở khu vực suối Yên. Tuy nhiên, giá thành ở đây khá đắt, thậm chí có thể tăng gấp đôi.
Tránh bị mồi chài của “cò mồi”
Tại du lịch chùa Hương có rất nhiều người chèo kéo khách du lịch như giá vé xe đi lại,…. Do đó, du khách nên mua vé tại điểm bán của ban tổ chức ở phía cổng khu lịch. Giá vé sẽ giao động từ 50 -70.000 đồng/người.
Nếu đi ít từ 2 – 3 người, bạn có thể đi thẳng đến khu suối Yên để chọn đò ghép để tiết kiệm chi phí.
Cảnh giác với dịch vụ bói toán, trò đỏ đen
Các sới bạc đỏ đen vẫn diễn ra chui lủi rất nhiều tại chùa Hương, nhất là vào các dịp lễ hội. Do đó, mọi người cần cảnh giác, tránh bị lôi kéo để không mất tiền oan. Ngay cả dịch vụ bói toán cũng vậy. Du khách cần tỉnh táo để không bị người ta lừa lọc dẫn đến mất tiền.
Tốt nhất không nên tham gia để không ảnh hưởng tới quá trình tham quan, dâng lễ và không bị mất tiền oan.
Hỏi giá và mặc cả trước khi mua đồ
Để tránh trường hợp mua hàng hóa bị “đội” giá lên gấp nhiều lần, trước khi quyết định mua bất kỳ một món hàng nào tại chùa Hương, du khách cũng nên hỏi giá trước. Nên mua các đặc sản chùa Hương như rau sắng, mơ rừng, bánh cốm, mã thầy,… ở khu vực gần suối Yên để có mức giá hợp lý hơn.
Gọi vào đường dây nóng nếu gặp sự cố
Để đảm bảo cho các du khách khi đi du lịch tại chùa Hương, ban tổ chức lễ hội đã công khai số điện thoại đường dây nóng – 0912558905 . Nếu du khách gặp bất cứ vấn đề gì như “chặt chém giá” hay lừa đảo có thể gọi tới hotline để báo cáo. Đồng thời, tại nhiều điểm tham quan cũng có các chốt công an để có thể đảm bảo an toàn cho du khách.
Bài viết liên quan
Ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc cây thủy tùng
Hiện nay, việc mua cây cảnh để trang hoàng cho không gian nhà ở đang [...]
Th1
Bí kíp lựa chọn và bảo quản đồ trang trí trong nhà bằng thủy tinh sáng bóng và đẹp long lanh
Đồ trang trí là một phần không thể thiếu trong việc trang trí nội thất [...]
Th1
3 Món đồ trang trí phòng trưng bày ở đâu, kéo may mắn đến đấy!
Bạn đã từng nghe nói về việc sử dụng món đồ trang trí để mang [...]
Th1
Mẹo chọn đồ trang trí phòng theo phong cách hiện đại
Nội thất và trang trí phòng là yếu tố quan trọng để tạo nên không [...]
Th1
Cách trang trí nhà đẹp và kinh nghiệm chọn Shop bán đồ decor trang trí nhà
Trang trí nhà là một trong những việc làm quan trọng để tạo nên không [...]
Th1
Bí kíp phối đồ decor trang trí nội thất cho homestay đẹp miễn chê
Homestay là một trong những lựa chọn nghỉ dưỡng phổ biến hiện nay, đặc biệt [...]
Th1