Những chậu hoa nguyệt quế xanh mướt điểm xuyết sắc hoa trắng tinh khôi làm nên vẻ đẹp bình dị, mộc mạc nhưng vô cùng bắt mắt. Theo ý nghĩa phong thủy, cây hoa nguyệt quế tượng trưng cho sự vinh quang, cho những ghi nhận thành quả rực rỡ của con người. Do đó cả về sắc và ý, nguyệt quế xứng đáng trở thành một lựa chọn khi bạn đang kiếm tìm tiểu cảnh cho sân vườn hoặc không gian ngoại thất. Trong bài viết này, cùng Công Decor tìm hiểu về đặc điểm, cách trồng và chăm sóc cây nguyệt quế để lên dáng đẹp, hoa thơm tô điểm cho sân vườn. Mời bạn cùng theo dõi!
Tìm hiểu đặc điểm của cây hoa nguyệt quế
Tóm tắt nội dung bài viết
Cây hoa nguyệt quế là cây có nguồn gốc từ khu vực các nước nhiệt đới của châu Á. Vì vậy điều kiện khí hậu và thời tiết của Việt Nam ta rất thích hợp và lý tưởng để cây có thể sinh trưởng và phát triển tốt.
Cây hoa nguyệt quế có nhiều loại với những đặc tính khác nhau về lá như loại lá nhỏ, lá lớn và một số loại có lá xoăn. Hiện nay, cây nguyệt quế được trồng phổ biến trong cách nhà vườn, được những người thợ làm vườn tỉa tót và uốn dáng thành hình vòm rất đẹp mắt và thu hút. Vì vậy, chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh của cây nguyệt quế trong thiết kế sân vườn biệt thự, khu liền kề, hay thiết kế sân vườn sau nhà, hoặc tại các mẫu tiểu cảnh.
Ý nghĩa phong thủy của cây nguyệt quế
Nguyệt quế là một từ chúng ta hay bắt gặp trong cụm từ “vòng nguyệt quế” – phần thưởng ghi danh cho người chiến thắng, chạm tay tới đỉnh vinh quang khi lập được thành tích nào đó. Xuất phát từ ý nghĩa trong tên gọi, loại hoa này được xem là đại diện cho sự được công nhận, được ghi danh khi tạo nên những thành quả vang dội.
Đồng thời, ở khía cạnh phong thủy, từ xa xưa cây nguyệt quế với sắc trắng tinh khôi và hương thơm dịu mát, người đời cho rằng loài hoa này có khả năng tẩy uế, xua đuổi tà mà hay điểm không lành, để bảo vệ gia đạo được bình yên. Vì vậy, việc trồng cây hoa nguyệt quế không chỉ để làm cảnh mà còn thu hút thành công, may mắn đến cho gia chủ. Do đó, chúng ta thường thấy nhiều gia đình trồng hoặc đặt một chậu nguyệt quế trước nhà.
Đặc điểm sinh học của cây hoa nguyệt quế
Về thân, hoa nguyệt quế thuộc dạng thân gỗ, có chiều cao khi trưởng thành từ 4m đến 7m. Thân cây mảnh, gốc không quá to, có màu thâm nâu, chia thành nhiều nhánh và tạo tán nhỏ.
Về lá, lá của cây hoa nguyệt quế có màu xanh nhẵn bóng, lá mọc nhiều và dày, hình bầu dục và có đầu nhọn, lá cũng là một phần tạo nên vẻ đẹp đầy sức sống của cây hoa nguyệt quế.
Vế hoa, hoa nguyệt quế năm cánh, như hình ảnh của ngôi sao sáng rọi, màu rắng tinh khôi, với nhụy điểm xuyết sắc vàng tinh tế. Vẻ đẹp nhẹ nhàng, rạng rỡ tỏa sáng trong nền xanh đậm của lá làm nên sức cuốn hút cho mỗi chậu cây nguyệt quế cảnh. Hoa thường nở vào cuối xuân, đầu hạ. a
Về quả, quả của cây nguyệt quế màu đỏ chót như quả nhót chín, nhỏ và mọng nước, có chia múi. Tuy nhiên quả này không ăn được.
Đặc điểm sinh trưởng của cây hoa nguyệt quế
Cây nguyệt quế là cây ưa nước và ưa sáng, thích hợp trồng ở những vùng ven sông.
Cây có khả năng chống chịu được nhiều sâu bệnh hại và thích nghi được với nhiều loài đất trồng khác nhau.
Cây có một mùa thay lá trong năm vào mùa thu, lá cây sẽ rụng và thay thế bằng những chồi non lộc biếc mới.
Lợi ích và ứng dụng của cây hoa nguyệt quế
Cây hoa nguyệt quế là tiểu cảnh bày trí không gian xanh
Vẻ đẹp của màu xanh lá tràn trề sức sống kết hợp với sắc trắng tinh khôi của những đóa hoa nguyệt quế sẽ làm nổi bật không gian sống của bạn. Không chỉ lên dáng, cây hoa nguyệt quế còn ban phát vào không gian mùi thơm nhè nhẹ, thoảng thoảng rất thư thái và thanh khiết. Chính vì vậy, loại cây này ngày càng được trồng nhiều và ưa chuộng ở nhiều gia đình và khuôn viên khác nhau.
Thông thường cây nguyệt quế sẽ được trồng trực tiếp dưới đất, được uốn thành từng khóm từng khòm gọn gàng ở cổng chào hoặc lối đi vào nhà. Nhưng hiện nay, nhiều nhà vườn đã thiết kế những chậu cây hoa nguyệt quế bonsai bắt mắt có thể trưng bày trong nhà, hoặc làm tiểu cảnh sân vườn đều rất thu hút.
Cây nguyệt quế là một loại dược liệu hữu ích
Trong y học cổ truyền, cây nguyệt quế có công dụng tuyệt vời như một loại thuốc. Cây hỗ trợ điều trị các bệnh về tiêu hóa, làm ấm cơ thể, chống viêm nhiễm, cây còn có tính làm lành cao, làm giảm đau rất tốt. Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu còn tìm thấy thành phần trong cây nguyệt quế có khả năng chữa các bệnh về đường hô hấp, tim mạch, tiểu đường hoặc tiết niệu,…
Tuy nhiên, những thành phần hữu ích của cây nguyệt quế là những thành phần chọn lọc và được bào chế sau quá trình nghiên cứu và sàng lọc. Vì vậy, chúng ta không tự ý sử dụng cây nguyệt quế để uống hay chữa bệnh mà không thông qua sự hướng dẫn của bác sĩ.
Cách trồng và chăm sóc cây hoa nguyệt quế trong sân vườn
Cách nhân giống cây hoa nguyệt quế
Có nhiều cách để nhân giống cây hoa nguyệt quế như: nhân giống hữu tính, chiết cành, ghép mắt hay giâm cành.
Với phương pháp nhân giống hữu tính, người ta sẽ sử dụng hạt để gieo. Hạt được chọn gieo phải là từ cây mẹ khỏe mạnh, không sâu bệnh. Tuy nhiên phương pháp nhân giống hữu tính này ít được sử dụng vì khả năng nảy mầm thấp và tuổi thọ của cây được nhân giống bằng phương pháp này không cao.
Còn lại ba phương pháp chiết cành, giâm cành, ghép mắt đều được sử dụng phổ biến vì nhanh và hiệu quả cao.
- Chiết cành: việc quan trọng đầu tiên khi áp dụng phương pháp chiết cành đó là cành được chọn phải là cành luôn sạch bệnh, khỏe và chắc, đã có 2 năm ra hoa.
- Ghép mắt: đối với mắt ghép cũng tương tự, việc lựa chọn gốc ghép vô cùng quan trọng, gốc ghép được chọn là loại gốc cây hoa nguyệt quế không sâu bệnh, khỏe mạnh và có sức sinh trưởng tốt. Đây là phương pháp được nhiều biết đến và ứng dụng nhiều vì rất đơn giản và dễ thực hiện lại mang lại hiệu quả cao.
- Giâm cành: là hình thức dễ tuy nhiên khi giâm chúng ta nên sử dụng thêm thuốc kích thích ra rễ để làm cho quá trình giâm cành thêm hiệu quả cao.
Cách chăm sóc cây nguyệt quế lên dáng đẹp, hoa thơm
Về đất: đất thịt pha, thông thoáng, thoát nước tốt, màu mỡ, độ pH từ 5-7 là thích hợp. Trước khi trồng cần làm đất tơi xốp, không có cỏ dại hay lẫn sỏi đá. Đất thoát nước tốt, nhiều dinh dưỡng để cây sử dụng lâu dài, Nếu cây trồng trong chậu nên thay đất sang chậu lớn hơn. Có thể trộn tăng cường thêm nhiều chất mùn khác như tro trấu, vỏ đậu, xơ dừa, bánh dầu…
– Về độ ẩm: cây cần nhiều nước, nhưng lưu ý không được để cây ngập, tưới đủ ẩm bầu đất, phun trực tiếp lên thân lá. Vào mùa nắng nên tưới ít nhất 1 ngày 1 lần vào chiều tối hoặc sáng sớm
– Về nhiệt độ: cây có thể sống và phát triển ở 13C-39ºC, thích hợp nhất từ 23 ºC đến 29ºC, cây không phát triển trong điều kiện nhiệt độ dưới 13ºC và chết khi nhiệt độ giảm dưới -5ºC.
– Về ánh sáng: cây ưa ánh sáng trực tiếp, muốn cây ra hoa nhiều liên tục, cây xanh tốt không bị sâu bệnh thì chọn vị trí trồng hưởng được nhiều ánh nắng, không nên trồng trong bóng râm thiếu sáng.
– Phân bón: bón phân định kỳ 1-2 tháng/lần, lượng bón cho mỗi cây/đợt tùy theo cây lớn nhỏ. Trước khi trồng cây nên trộn thêm phân hữu cơ, phân chuồng hoai vào trong đất. Giai đoạn phát triển tăng cường phân hóa học tổng hợp, đặc biệt mỗi lần cây ra hoa. Nguyệt Quế thường bị rệp tấn công. Vì vậy cần quan sát và kiểm tra cây thường xuyên để kịp thời xử lý khi cây có dấu hiệu bệnh.
Mong rằng với bài viết mà Công Decor mang tới cho bạn, sẽ giúp ích cho bạn có thêm kiến thức để trồng và chăm sóc cây hoa nguyệt quế mà bạn yêu thích, làm cho khu vườn của bạn trở lên dáng đẹp và hoa thơm
Bài viết liên quan
Cây phượng vĩ – Ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc cây phượng vỹ nhuộm đỏ cả góc trời
Cây phượng vĩ là loại cây gắn với tuổi học trò của mỗi người với [...]
Th12
Cây thủy sinh là gì? Lợi ích và cách nuôi trồng và chăm sóc cây thủy sinh
Chắc chắn các bạn đã từng mê mẩn trước những chậu cây thủy sinh khoe [...]
Th12
Cây bàng Đài Loan – Tìm hiểu đặc điểm, công dụng cũng như kỹ thuật trồng và chăm sóc cây bàng
Hiện nay xu hướng trồng cây xanh trong nhà hoặc trước sân vườn đang được [...]
Th12
10 loại cây trồng trong nhà dễ trồng làm nổi bật không gian nội thất
Từ những lợi ích thiết thực mà cây cảnh mang đến cho không gian ngôi [...]
Th12
Cây phát tài phát lộc – Cây trồng nội thất mang phong thủy tốt lành
Mỗi dịp Tết đến xuân về, những bình, chậu hay cành phát tài phát lộc [...]
Th12
Cây sake – Lợi ích cây sake? Cách trồng và chăm sóc cây Sake cho nhiều quả
Ở những nước nhiệt đới như Việt Nam ta, chúng ta không bắt gặp nhiều [...]
Th12