Đón đầu xu hướng thiết kế nội thất văn phòng tràn đầy năng lượng
Với mỗi nhân viên, văn phòng là nơi làm việc cả 8 tiếng trong một ngày, vì vậy họ cũng cần được nạp năng lượng tại chính không gian làm việc hằng ngày. Đã qua rồi thời nhắc đến hai chữ văn phòng, người ta chỉ tưởng tượng đến không gian cứng nhắc, tẻ nhạt, chỉ có bàn và máy móc. Bởi hiện nay, xu hướng thiết kế nội thất văn phòng đang trở nên thịnh hành hơn bao giờ hết. Vậy thiết kế nội thất văn phòng là gì? Những mẫu thiết kế nội thất văn phòng nào đang được ưa chuộng? Cần lưu ý những gì trong thiết kế nội thất văn phòng? Cùng Công Decor khám phá và trả lời chi tiết những câu hỏi này qua bài viết dưới đây nhé!
Hiểu đúng và đủ về thiết kế nội thất văn phòng
Thiết kế nội thất văn phòng là gì?
Thiết kế nội thất văn phòng là lĩnh vực có sự kết hợp giữa nhiều yếu tố từ mỹ thuật (màu sắc, hình khối, ánh sáng,..) cho đến khoa học (tỷ lệ, bố cục, phong thủy…) để sáng tạo ra không gian bên trong của văn phòng vừa đáp ứng sự tiện nghi, vừa đảm bảo giá trị thẩm mỹ cao.
Thiết kế không gian: bằng cách kết hợp nhiều phương diện về màu sắc, hình khối, ánh sáng hay sự chủ đạo của một lối phong cách nào đó để tạo ra một không gian làm việc hài hòa, đạt được tính thẩm mỹ cao.
Tăng trải nghiệm người dùng: một không gian làm việc hiệu quả và hiện đại sẽ vừa thể hiện được tính chuyên nghiệp trong bố cục sắp xếp, phục vụ mọi nhu cầu của công việc và con người, ngoài ra còn được thiết kế phục vụ cho những kết nối chiều sâu về tinh thần như: sự gắn kết để mọi người làm việc nhóm dễ hơn, không gian riêng tư để nhân viên được tái tạo năng lượng,… Chính điều này là điểm sáng, để thiết kế nội thất giữ vai trò vô cùng quan trọng trong hiệu quả công việc và chất lượng tinh thần của nhân viên.
Do đó, nhìn vào bản chất, thiết kế nội thất văn phòng không dừng lại ở việc tạo ra một không gian đầy đủ cơ sở vật chất, trang trí những họa tiết màu sắc lên tường, mà công việc này đòi hỏi cần phải suy tính kỹ càng các yếu tố để thống nhất trong cùng một tổng thể và tạo ra một không gian ăn ý với chất lượng trải nghiệm của người dùng.
Lợi ích của việc thiết kế nội thất văn phòng
Văn phòng chính là không gian làm việc, nơi diễn ra những hoạt động vô cùng quan trọng của công ty hay mỗi tập đoàn. Chính vì vậy đây là một mắt xích cần thiết để tạo nên hình ảnh, uy tín cho doanh nghiệp, công ty cũng như chi phối đến chất lượng của công việc. Do đó, ta có thể nhìn nhận lợi ích của việc thiết kế nội thất văn phòng ở mọi góc độ:
Từ góc độ đối với nội bộ công ty (nhân viên, lãnh đạo, công ty)
Nhân viên: một không gian làm việc lý tưởng giúp nhân viên thoải mái tinh thần, kích thích sự sáng tạo, giải tỏa được những căng thẳng trong công việc, từ đó nâng cao hiệu suất làm việc. Dần dần, không gian làm việc đang trở thành một yếu tố để nhân viên có quyết định vào làm ở công ty hay không và có quyết định gắn bó với công ty lâu dài hay không.
Lãnh đạo: những người lãnh đạo luôn phải chịu nhiều áp lực lớn trong công việc chính bởi vậy mà họ cần một không gian tiện nghi để xử lý công việc và đủ thư giãn đầu óc để họ nghỉ ngơi. Đồng thời không gian chuyên nghiệp, hiện đại cũng thể hiện được vị thế, khẳng định tầm giá trị của người lãnh đạo.
Công ty: một không gian làm việc mang đến sự gắn kết ngầm giữa các phòng ban, thúc đẩy quá trình trao đổi thông tin nhanh, thuận tiện nhất, làm công ty nhịp nhàng, hiệu suất. Đồng thời, phong cách thiết kế nội thất văn phòng cũng gửi gắm giá trị văn hóa doanh nghiệp, tập đoàn.
Từ góc độ đối với đối tác, khách hàng:
Trong trao đổi công việc kinh doanh, hợp tác, ấn tượng đầu tiện của khách hàng, đối tác về không gian làm việc là một điều rất quan trọng. Không gian văn phòng hiện đại, bố cục khoa học, gọn gàng chính là lời cam kết đầu tiên của công ty về sự chuyên nghiệp, uy tín của mình với khách hàng hoặc đối tác. Điều này làm tăng sự thiện cảm, lòng tin tưởng của đối tác, tạo bước đầu thuận lợi cho công việc lâu dài.
Thiết kế nội thất văn phòng bao gồm những gì?
Thiết kế nội thất văn phòng, không gian được chia theo chức năng, vì vậy mà ở mỗi không gian, bạn lại cần lựa chọn lối thiết kế nội thất sao cho phù hợp để thực hiện tốt nhất chức năng của không gian ấy.
Thiết kế nội thất phòng giám đốc
Khi thiết kế nội thất, cần nắm rõ đặc điểm của phòng giám đốc – nơi thường tiếp đón những người khách quan trọng, hoặc đối tác lớn của công ty. Chính vì vậy cần đảm bảo sự bảo mật, riêng tư đồng thời thiết kế cho không gian văn phòng phải toát lên được sự chuyên nghiệp, đẳng cấp nhưng không quá phô trương và hợp phong thủy.
Bàn làm việc của giám đốc thường làm bằng gỗ, bo viền, có kích thước lớn để thể hiện quyền lực. Ghế riêng của vị trí lãnh đạo cũng lựa chọn loại ghế cỡ lớn bọc da êm ái, có thể điều chỉnh độ cao và độ ngả sao cho tư thế ngồi được thoải mái, thư thái nhất. Trên tường sẽ treo một/ một vài bức tranh yêu thích của lãnh đạo, hoặc đặt những vật phẩm phong thủy mang tính chất tín ngưỡng, hậu thuẫn cho công việc.
Vì không gian rộng phòng giám đốc nên ở giữa hoặc phía chéo thẳng bàn làm việc sẽ sắp xếp thêm bộ bàn ghế để tiếp khách. Việc lựa chọn bàn ghế gỗ hay chất liệu sofa sẽ phụ thuộc vào bố trí và phong cách chủ đạo của thiết kế nội thất chung cho văn phòng làm việc của giám đốc. Điều quan trọng là mọi thứ phải hài hòa, vừa đạt giá trị tiện nghi, vừa toát lên vẻ sang trọng, lịch sự, tầm thế của người đứng đầu công ty.
Thiết kế nội thất phòng làm việc nhân viên
Nếu như thiết kế nội thất văn phòng giám đốc sẽ cần ưu tiên tính đẳng cấp, lịch thiệp thì với thiết kế nội thất cho phòng làm việc của nhân viên sẽ cần đề cao tính tiện nghi và chuyên nghiệp. Chính không gian làm việc sẽ một phần làm nên phong cách làm việc của mối nhân viên. nếu không gian đầy đủ tiện nghi, mọi thứ được sắp xếp một cách khoa học, vừa tầm mắt và có quy luật riêng, chắc chắn nhân viên ở đó sẽ ngăn nắp, khoa học, kỷ luật và chuyên nghiệp hơn rất nhiều so với những không gian tiện đâu để đó, không một quy củ được hình thành.
Để tăng tính hiệu suất và kích thích sự sáng tạo cho nhân viên, không gian văn phòng làm việc nên được thiết kế đồng bộ, trẻ trung. Hệ thống ánh sáng cần được nghiên cứu kỹ lưỡng để đảm bảo đủ cho công việc, tránh ánh sáng cường độ quá cao hoặc quá yếu đều không tốt cho thị giác của mọi người, dễ gây cảm giác mệt mỏi.
Thiết kế nội thất văn phòng làm việc cho nhân viên thường lựa chọn bàn có kích thước trung bình, ghế ngồi phù hợp với chiều cao bàn, điều chỉnh được độ ngả và chiều cao để phục vụ cho tư thế thoải mái nhất. Đặc biệt xu hướng thiết kế hiện này dành cho không gian làm việc chung của nhân viên đó là thiết kế không gian mở, tăng tính tương tác, kết nối giữa các bộ phận, đồng thời có thêm nhiều cây xanh, tạo sự tươi mát, giúp con người tái tạo năng lượng trong thời gian làm việc trên công ty.
Thiết kế nội thất phòng họp
Là nơi họp hành, trao đổi, tổng kết, chia sẻ thông tin, cũng như đưa ra các kế hoạch nội bộ của công ty, nên phòng họp phải được thiết kế nội thất sao cho có được tầm nhìn tốt ở mọi vị trí. Ngoài ra, phòng họp còn là nơi diễn ra những cuộc trao đổi, bàn bạc, thương thuyết quan trọng giữa các khách hàng lớn hay đối tác của công ty, nên sự tinh tế, rộng rãi, tiện nghi cũng sẽ là một trong những yếu tố cần được đưa vào khi thiết kế nội thất cho phòng họp.
Nội thất phòng họp thường được bày trí chiếc bàn hình oval hoặc vuông, hoặc hình chữ nhật cỡ lớn, xung quanh có đặt ghế ngồi để mọi người cùng hướng đến vị trí trung tâm. Về màu sắc và chất liệu, bàn thường được chọn là bàn gỗ, có mặt kính hoặc không, ghế ngồi cần đồng bộ về chất liệu và màu sắc để thể hiện được tính chuyên nghiệp. Đồng thời hệ thống thiết bị máy móc hỗ trợ như màn chiếu, máy chiếu, loa, điều hòa âm tường,.. cũng cần được sắp xếp hợp lý, tiện nghi, không gây lúng túng cho người sử dụng.
Thiết kế nội thất quầy lễ tân
Quầy lễ tân là bộ mặt chào mừng của công ty, chính vì vậy thiết kế nội thất quầy lễ tân cho văn phòng là một điều vô cùng quan trọng. Nơi đây sẽ thể hiện rõ nét đặc trưng, văn hóa và giá trị mà doanh nghiệp hướng tới, do đó ngoài việc tuân thủ về bố cục thiết kế nói chung thì việc làm nổi bật lên thương hiệu, logo của công ty, tập đoàn cũng rất cần thiết. Phong cách thiết kế nội thất cho quầy lễ tân chắc chắn sẽ bắt nhịp để hài hòa với phong cách thiết kế nội thất chung của văn phòng để đạt được tính tổng thể.
Ngoài ra, nên đặt thêm bộ bàn ghế ngồi chờ để khách hàng, đối tác có thể ngồi thay vì đứng ngoài quầy trong thời gian chờ. Trải nghiệm khách hàng và đối tác sẽ tăng lên đáng kể nếu như công ty của bạn biết quan tâm và suy nghĩ tới họ ngay từ những bước chân đầu tiên tới văn phòng.
Thiết kế nội thất phòng chức năng khác
Với văn hóa của nhiều công ty hiện nay muốn thực hiện ý tưởng biến công ty thành ngôi nhà thứ hai dành cho nhân viên. Chính vì vậy không gian nội thất văn phòng giờ đây được mở rộng thêm một số phòng chức năng khác như pantry – nơi nhân viên có được không gian nghỉ ngơi như một chốn gác lại công việc để thư giãn đầu óc, nhâm nhi từng ngụm trà hay tách cà phê. Không gian này sẽ được thiết kế phóng khoáng hơn, xóa tan dấu ấn về công việc, để nhân viên gần gũi với thiên nhiên, không khí và tái tạo lại năng lượng của mình. Đây chắc chắn là nơi gắn kết những con người của cùng một công ty, cũng như gắn kết công ty với chính nhân viên của họ.
Ngoài ra thiết kế nội thất văn phòng cũng cần lưu tâm đến thiết kế khu vực hành lang, tuy chỉ là lối đi nhưng cũng vì nghệ thuật sẽ làm nên phong cách của công ty từ ngoài vào trong, nên sẽ không một chi tiết nào là thừa thãi. Hành lang thoáng, chuyên nghiệp, mang màu sắc chung đồng điệu với bộ thương hiệu của công ty sẽ khẳng định thêm vị thế cho doanh nghiệp/ tập đoàn.
Mẫu thiết kế nội thất văn phòng thịnh hành năm 2022
Dù là thiết kế nội thất phòng làm việc chung, phòng giám đốc hay phòng họp, thì trong thiết kế nội thất đều cần một mẫu thiết kế là cảm hứng chủ đạo để kiến trúc sư sáng tạo và vẽ ý tưởng lên không gian làm việc. Chính vì vậy, Công Decor đã tìm hiểu và đưa cho các bạn đọc 3 gợi ý về những mẫu thiết kế nội thất văn phòng đang làm nên xu hướng của năm 2022:
Thiết kế nội thất văn phòng làm việc không gian xanh
Theo nghiên cứu về tâm lý học, một trong những cách tốt nhất để con người có thể xóa nhòa căng thẳng đó là trở về gần gũi với thiên nhiên. Chính vì vậy, không gian làm việc văn phòng được thiết kế theo lối gần gũi, giao hòa với thiên nhiên sẽ là một giải pháp cực kỳ “tâm lý” giúp cho nhân viên của mình có thể được thư giãn tâm hồn ngay trong guồng quay công việc.
Ngoài ra để khắc phục tình trạng ô nhiễm không khí tại các thành phố lớn, thì việc thiết kế nội thất văn phòng bằng cây xanh sẽ giúp thanh lọc không khí, tạo cảm giác mát mẻ, thông thoáng. Trong thiết kế nội thất văn phòng để kiến tạo không gian xanh ngay giữa lòng thành phố chật hẹp, các kiến trúc sư thường lựa chọn những loại cây trồng ưa bóng, nhỏ, không tốn nhiều diện tích, dễ tưới tắm, chăm sóc, có màu xanh tươi mát.
Đặc biệt những loại cây mang ý nghĩa phong thủy, đem tài lộc, vận may cũng là một lựa chọn hàng đầu được nhiều nhà thiết kế nội thất văn phòng lựa chọn. Đồng thời các thiết kế nội thất không gian xanh sẽ được sáng tạo thêm bởi những hòn đá cuội, tảng đá, để tạo mạch nước chảy, làm mát không khí xung quanh, cũng đang được ưa chuộng khi đặt ở một vị trí văn phòng, vừa có tính phong thủy, vừa tạo cảm giác gần nhất với tự nhiên.
Thiết kế nội thất văn phòng làm việc hiện đại
Phong cách thiết kế nội thất hiện đại luôn đi cùng sự tối giản bởi trong thiết kế mọi người quan niệm vẻ đẹp của sự tối giản là vẻ đẹp đi cùng thời gian. Với những văn phòng được thiết kế theo phong cách hiện đại, mọi thứ thừa thãi sẽ được loại bỏ, đồng thời nhà thiết kế sẽ chú trọng vào những điểm nhấn như đường nét, màu sắc hay vật phẩm trang trí. Chính vì ít nên mỗi lựa chọn đều là lựa chọn tối ưu nhất giúp cho không gian văn phòng được tận dụng tối đa, đồng thời vẫn toát lên phong cách trẻ trung, tươi sáng, sang trọng. Vẻ đẹp thẩm mỹ được chắt lọc trong từng lựa chọn tỉ mỉ, tinh tế.
2.3 Thiết kế nội thất văn phòng theo không gian mở
Thiết kế nội thất văn phòng theo không gian mở được hiểu đơn giản nhất là phá đi những vách ngăn giữa các vị trí, không gian với nhau. Nhà thiết kế sẽ loại bỏ những bức tường nhàm chán, đơn điệu giữa các phòng ban mà thay vào đó là những ô cửa kính trong suốt, hoặc đơn giản, chỉ là một vài vạch kẻ trên tường để phân chia bố cục không gian. Điều này sẽ mở phóng không gian được rộng rãi, thoáng đãng. tránh cảm giác tù túng, ngột ngạt cho thiết kế văn phòng. Đồng thời cũng kết nối con người được linh hoạt và dễ dàng hơn, tăng tính tương tác trong tổ chức.
Những lưu ý trong thiết kế nội thất văn phòng
Phong thủy trong thiết kế nội thất văn phòng công ty
Những nhà kiến trúc sư giỏi đồng thời cũng là những người am hiểu về phong thủy. Đặc biệt với thiết kế nội thất văn phòng cho doanh nghiệp, nơi thời cơ và vận may luôn được những nhà lãnh đạo đề cao, thì tính phong thủy gần như là một yếu tố không thể thiếu. Một văn phòng thiết kế hiện đạo, góc gọn mà đảm bảo trọn vẹn ý nghĩa phong thủy sẽ đem đến tài lộc, vượng khí cho cả công ty.
Hình ảnh và văn hóa của công ty
Mỗi công ty, doanh nghiệp đều có một nét văn hóa riêng, và để lan tỏa văn hóa này đến từng nhân viên cũng như từng khách hàng thì dấu ấn về thiết kế nội thất văn phòng của doanh nghiệp là điều rất quan trọng. Thiết kế không gian làm việc cần tự tôn lên những giá trị mà công ty hướng tới, tuy nhiên các chi tiết cần được chọn lọc kỹ càng để tránh tạo ra cảm giác phô trương.
Đơn vị thi công thiết kế nội thất văn phòng công ty
Như đã phân tích ở trên, văn phòng không chỉ là không gian làm việc, mà đó còn là không gian truyền cảm hứng, không gian để con người được thăng hoa cùng sáng tạo và kiến tạo dấu ấn công ty. Chính vì vậy việc thiết kế nội thất là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng phải được trao gửi cho những đối tác thi công thiết kế có tài năng, tâm huyết và kinh nghiệm. Vì vậy các doanh nghiệp đừng quá vội vàng trong việc quyết định thiết kế, hãy đầu tư thời gian, công sức, mối quan hệ để có được thông tin, tư vấn chính xác nhất để lựa chọn và giao phó.
Trên đây là tất cả những tổng hợp, đúc kết mà Công Decor tìm hiểu được từ những nguồn thông tin và chia sẻ của các kiến trúc sư chuyên về lĩnh vực thiết kế nội thất văn phòng. Rất mong bài viết này thực sự có giá trị để giúp các công ty có được những lựa chọn lý tưởng cho không gian làm việc của mình.