Ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc cây thủy tùng 

Hiện nay, việc mua cây cảnh để trang hoàng cho không gian nhà ở đang trở thành xu hướng được nhiều người hướng tới. Cây cảnh ngoài để trang trí ra nó còn có nhiều ý nghĩa trong phong thủy. Mỗi loại mang một vẻ đẹp khác nhau một ý nghĩa khác nhau. Vậy sau đây hãy cùng Công decor tìm hiểu về nguồn gốc, ý nghĩa, cách trồng và cách chăm sóc cây thủy tùng để cây phát triển khỏe mạnh nhé!

Khái quát về cây thủy tùng

Nguồn gốc cây thủy tùng

Cây thủy tùng có tên khoa học là Glyptostrobus pensilis, là loài cây thuộc họ tùng. Loài cây này xuất hiện lần đầu tiên ở vùng Đông Nam Trung Quốc sau đó được trồng phổ biến tại nhiều nơi ở Châu Á trong đó có Việt Nam ( tập trung hầu hết tại các tỉnh miền Nam). Tại thị trường Việt Nam, cây thủy tùng còn có tên gọi khác là cây thông nước.

 Đặc điểm cây thủy tùng

  • Lá thủy tùng có hai dạng hình dùi dài 0,6 – 1,3cm và cành sinh sản có hình vảy dài 0,4 cm, mỗi vảy mang 2 hạt dạng hình trứng dài khoảng 13mm và rộng khoảng 3mm mang cánh hướng xuống đất.
  • Chóp cây thủy tùng giống hình dạng quả lê, mang 2 noãn.
  • Là loại cây thân gỗ, mọc thẳng nên cây có thể thích nghi với mọi loại điều kiện thời tiết đặc biệt là khi sống trong môi trường ẩm thấp sẽ cho ra một loại gỗ cực kỳ quý hiếm đó là gỗ tùng xanh, còn khi sống trong môi trường khô thì gỗ thủy tùng sẽ có màu đỏ.
Ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc cây thủy tùng
Ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc cây thủy tùng

Cây thủy tùng trong phong thủy

Ý nghĩa của cây thủy tùng trong phong thủy

Đứng đầu trong bộ tứ Tùng – Cúc – Trúc – Mai, trong đó Tùng là loài cây đại diện cho mùa xuân, cho sức sống mãnh liệt, căng tràn, sức sống bền bỉ ngoài ra cây còn được xem là biểu tượng của sự trường tồn. Ngoài ra, trong phong thủy cây thủy tùng có khả năng xua đuổi tà khí, giúp cuộc sống của gia chủ bình yên, hạnh phúc. Không những vậy, cốt cách thanh cao của cây tùng được ví như người quân tử.

Cây thủy tùng hợp với mệnh nào?

Theo quy luật ngũ hành thì Thủy sinh Kim vì thế trồng cây này sẽ giúp gia chủ gặt hái được nhiều tài lộc và của cải. Đặc biệt khi trồng loài cây này trong nhà thì phúc lộc của gia chủ tăng lên gấp bội lần, cuộc sống thuận lợi, may mắn, an khang thịnh vượng.

Tác dụng của cây thủy tùng

  • Dùng để khai thác gỗ: gỗ của cây thủy tùng rất chắc khỏe, chất gỗ cực tốt, thớ gỗ mịn, đường vân đẹp, đặc biệt không bị mối mọt và có mùi thơm đặc trưng nên có giá trị rất cao. Bên cạnh đó, chúng có kích thước lớn nên thường được dùng làm nguyên liệu để sản xuất các đồ nội thất như bàn, ghế, giường, tủ,…
  • Làm cây trang trí: những giống cây thủy tùng nhỏ hiện nay đang được sử dụng rộng rãi và phổ biến. Những cây thủy tùng nhỏ có hình dáng rất đẹp kèm theo đó là lá xanh mướt nên đặt trang trí bàn làm việc, văn phòng giúp tăng thêm tính thẩm mỹ.
  • Thanh lọc không khí và chữa bệnh: cây thủy tùng có khả năng hấp thụ các chất có hại, bụi bẩn trong không khí, bức xạ điện từ giúp mang lại không khí trong lành, có lợi cho sức khỏe. Ngoài ra, theo dân gian cây thủy tùng còn là một loại thuốc chữa bệnh phong thấp, giúp giảm đau và làm da săn chắc.

Cách trồng và chăm sóc cây thủy tùng

Cách trồng cây thủy tùng

Khi trồng cây thủy tùng phải đòi hỏi kỹ thuật cao, phải người có kỹ năng và chuyên môn cao mới có thể trồng được loại cây này. Hiện nay, phương pháp ghép chồi lên bụt mọc được sử dụng phổ biến nhất bởi tỷ lệ thành công lên đến 70%.

Chăm sóc cây thủy tùng

  • Nhiệt độ: cây thủy tùng sinh trưởng và phát triển tốt nhất ở nhiệt độ 18 – 25 độ C. Còn khi ở nhiệt độ thấp hơn hoặc cao hơn một chút cây cũng phát triển nhưng có phần hạn chế.
  • Ánh sáng: là loại cây ưa bóng vì thế nên trồng trong nhà hoặc để dưới bóng râm. Tuy nhiên cũng không nên để trong bóng râm quá lâu, cần đem cây ra phơi nắng ( chỉ nên phơi nắng nhẹ không nên để cây trực tiếp dưới trời nắng đặc biệt là nắng gắt) khoảng 2 lần/ tuần.
  • Đất trồng: nên sử dụng đất thịt trộn lẫn với phân NPK để trồng và bón phân định kỳ để đảm bảo cây luôn đủ chất dinh dưỡng.
  • Tưới nước: cần phải tưới nước hàng ngày để duy trì sự sống cho cây vì nhu cầu nước của loài cây này khá cao.
  • Sâu bệnh: khi cây gặp vấn đề như vàng lá, khô lá, rụng lá thì cần phải cắt bỏ ngay phần đó để tránh bị lây lan. Nếu trong trường hợp bệnh nặng thì phải mua thuốc đặc trị để chữa.

Bài viết liên quan

Bí kíp lựa chọn và bảo quản đồ trang trí trong nhà bằng thủy tinh sáng bóng và đẹp long lanh

Đồ trang trí là một phần không thể thiếu trong việc trang trí nội thất [...]

3 Món đồ trang trí phòng trưng bày ở đâu, kéo may mắn đến đấy!

Bạn đã từng nghe nói về việc sử dụng món đồ trang trí để mang [...]

Mẹo chọn đồ trang trí phòng theo phong cách hiện đại

Nội thất và trang trí phòng là yếu tố quan trọng để tạo nên không [...]

Cách trang trí nhà đẹp và kinh nghiệm chọn Shop bán đồ decor trang trí nhà

Trang trí nhà là một trong những việc làm quan trọng để tạo nên không [...]

Bí kíp phối đồ decor trang trí nội thất cho homestay đẹp miễn chê

Homestay là một trong những lựa chọn nghỉ dưỡng phổ biến hiện nay, đặc biệt [...]

Chọn kệ để rượu đẹp cần chú ý gì?

Kệ để rượu là một trong những vật dụng không thể thiếu trong việc trưng [...]

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *