Kinh nghiệm đi lễ đền Hùng năm 2023

Kinh nghiệm đi đền Hùng Phú Thọ mà bạn nên biết

Giỗ tổ Hùng Vương mùng 10 tháng 3 âm lịch đã trở thành truyền thống của nước Việt Nam ta. Đồng thời là di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO công nhận. Vậy giỗ tổ Hùng Vương diễn ra ở đâu? Kinh nghiệm đi đền Hùng như thế nào? Mời các bạn đón đọc bài viết dưới đây của Công Decor nhé!

Giới thiệu về đền Hùng Phú Thọ

Đền Hùng nay là khu di tích lịch sử Đền Hùng – một quần thể thờ phụng các vua Hùng và tôn thất nhà vua ở núi Nghĩa Lĩnh. Nơi đây thuộc thôn Cổ Tích – xã Hy Cương – thành phố Việt Trì – tỉnh Phú Thọ. Trước là đất Phong Châu – đất kế đô của Nhà nước Văn Lang.

Kinh nghiệm đi đền Hùng Phú Thọ mà bạn nên biết
Kinh nghiệm đi đền Hùng Phú Thọ mà bạn nên biết

Đền Hùng gắn liền với giá trị lịch sử độc đáo của dân tộc Việt Nam ta. Đó là vua Văn Lang, người con của cha Lạc Long Quân và mẹ u Cơ, đã ở lại đất Phong Châu để xây dựng nên nước Văn Lang. Và đây cũng là nhà nước đầu tiên trong lịch sử của ta được xây dựng bởi vua Hùng Vương đời thứ nhất. Và từ đó tới nay, vùng đất này đã trở thành nơi thờ tự, tưởng nhớ đến công lao dựng nước và giữ nước của các vị vua Hùng. Không những vậy, giỗ tổ Hùng Vương đã trở thành một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, in sâu vào tâm trí người Việt, dù có ở nơi xa xứ cũng sẽ nhớ ngày giỗ Tổ để về dâng hương tưởng nhớ:

“Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ tổ mùng 10 tháng 3”

Vài nét về quần thể đền Hùng

Quần thể đền Hùng nằm từ chân núi đến ngọn núi có độ cao tới 175m. Khu di tích lịch sử này đã có một quá trình phát triển lâu dài nên cũng trải qua nhiều đợt trùng tu. Đồng thời được bảo vệ nghiêm ngặt và có những quy định riêng đối với du khách tới thưởng ngoạn và tưởng nhớ. Đến ngày 6/12//2012, truyền thống thờ cúng vua Hùng đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Đây được coi là tín ngưỡng độc đáo thể hiện tinh thần văn hóa, tinh thần yêu nước, tinh thần đoàn kết và truyền thống “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam. Và đây cũng là nét văn hóa đặc sắc mà không phải nơi nào cũng có.

Xem thêm: Cửa hàng bán đồng hồ treo tường đẹp ở Hà Nội

Kinh nghiệm đi đền Hùng Phú Thọ từ A đến Z

Nên đi đền Hùng vào thời gian nào?

Mọi người có thể đến đền Hùng vào bất cứ thời gian nào trong năm. Chỉ cần xem thời tiết hoặc xem ngày nào đẹp thì các bạn có thể chuẩn bị đồ đạc và đến tưởng nhớ vua Hùng. Tuy nhiên, đền Hùng nhộn nhịp nhất vào tháng Giêng, sau những ngày Tết Nguyên Đán. Đặc biệt là mùng 10/3 âm lịch là ngày diễn ra chính hội “giỗ tổ Hùng Vương”. Thời điểm này du khách sẽ đến đây cực kỳ đông đúc và náo nhiệt. Do vậy, nếu bạn muốn được trải nghiệm không khí lễ hội giỗ tổ Hùng Vương thì có thể tới đây vào tháng 3 âm lịch nhé. Dù có thể hơi đông nhưng sẽ mang lại cho bạn không khí náo nhiệt đúng chất lễ hội.

Sắm lễ đến đền Hùng như thế nào?

Đến khu di tích lịch sử đền Hùng, ngoài mang theo hương thơm và nến, bạn có thể chuẩn bị một số đồ lễ như sau để tưởng nhớ công lao các vị vua Hùng:
Bánh dày: 18 chiếc (dâng lên 18 đời vua Hùng). Bánh dày tượng trưng cho trời, thường không có nhân.

Bánh chưng vuông: 18 chiếc (dâng lên 18 đời vua Hùng). Bánh chưng tượng trưng cho đất, bên trong có nhân mặn

Hương thơm hoa tươi, nước suối, trầu, cau, rượu và ngũ quả tươi.

Gà trống thiến, thịt lợn đen. Đây là hai loại thịt bắt buộc.

Xôi, oản, gạo, muối

Những đồ lễ này bạn có thể chuẩn bị trước ở nhà để tiết kiệm chi phí cũng như chủ động hơn. Nếu không, bạn có thể mua lễ vật ngay tại điểm khu du lịch đền Hùng. Tuy nhiên, chi phí khá cao nên mọi người cần cân nhắc.

Trình tự đi lễ đền Hùng

Tại đền Hùng có ba ngôi đền chính là đền Thượng, đền Trung và đền Hạ. Mọi người nên đi lễ theo trình tự như sau:

Đền Hạ

Bạn vào Đền Hạ làm lễ trình, sau đó di chuyển lên Đền Trung, cuối cùng là Đền Thượng.

Từ chân núi rẽ qua cổng Đền, leo lên 225 bậc thang là đến đền Hạ và chùa Thiên Quang. Trước cửa đền Hạ có cây thiên tuế, bên cạnh là nhà bia có kiến trúc hình lục giác với 6 mái. Đặc biệt nhất là tấm bia đá khắc dòng chữ quốc ngữ: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.

Đền Trung

Sau khi đi đền Trung, mọi người leo thêm 168 bậc đá để đến đền Trung. Theo sử sách ghi lại, đây là nơi để các vua Hùng ngắm cảnh, bạn việc lớn và là nơi hoàng tử Lang Liêu đã dâng bánh chưng, bánh giày lên cho vua cha nhân dịp Tết cổ truyền.

Đền Thượng

Mọi người tiếp tục leo thêm hơn 100 bậc đá sẽ tới đền Thượng. Nơi đây các vua Hùng thường làm lễ tế trời đất, thần Núi và thần Lúa. Sau khi vua Hùng thứ 18 truyền ngôi cho Thục Phán, đã dựng cột đá thề ở đền Thượng để thề trông nom và giữ gìn cơ nghiệp của

Những hoạt động tại đền Hùng Phú Thọ mà bạn không nên bỏ lỡ

Mỗi khi tới dịp lễ giỗ tổ Hùng Vương, tại đền Hùng sẽ diễn ra nhiều hoạt động vô cùng đặc biệt để tưởng nhớ công lao của các vị vua đồng thời để chào đón các du khách thập phương. Dưới đây là một số hoạt động mà du khách không nên bỏ qua:

Thăm thú các di tích đền Thờ

Ngoài ba đền: Hạ – Trung – Thượng thì tại đây còn nhiều các đền thờ khác mà mọi người có thể thăm quan như: đền Giếng (nơi công chúa Tiên Dung và Ngọc Hoa thường soi gương, vấn tóc), chùa Thiên Quang, nhà bia, đền Mẫu u Cơ, đền thờ Lạc Long Quân.

Tham gia lễ hội Đền Hùng

Ngày 10/3 là chính hội nhưng tại đây đã được chuẩn bị và diễn ra trước đó hàng tuần. Các hoạt động thú vị mà du khách có thể tới chung vui như đánh trống đồng, hành hương tưởng niệm vua Hùng, lễ hội rước kiệu,…

Ngoài ra còn có một số các trò chơi dân gian khác như: thi kéo co, thi đấu vật, bơi, chèo thuyền, hát đối đáp,… Còn rất nhiều các trải nghiệm thú vị khác diễn ra tại đây mà mọi người có thể tự trải nghiệm thêm.

Một số lưu ý khi đi đền Hùng

Tư trang

Trang phục khi đến đền Hùng nên là đồ lịch sự, thoải mái để tiện cho việc đi lại. Nên đi giày thể thao để tránh trơn trượt và đau chân.
Các đồ cá nhân như điện thoại, ví tiền, trang sức cần phải giữ gìn cẩn thận, tránh trường hợp rơi hoặc mất cắp.

Kinh phí

Tại dịp lễ giỗ tổ Hùng Vương thường rất đông người, do đó, bạn nên mang đủ tiền mặt để dùng. Không nên đem theo quá nhiều tiền mặt tránh trường hợp bị mất cắp.

Mua quà

Nhiều người thường sẽ mua quà tại đây để tặng bạn bè, người thân trong gia đình. Tuy nhiên, khi mua đặc sản hoặc bất kỳ thứ gì tại đây cần phải hỏi giá và nên trả giá. Vì nhiều nhà bán hàng ở đây thường sẽ “đôn” giá lên cao gấp 3 hoặc gấp 5 lần bình thường.

Đối với dân tộc Việt Nam, ngày 10 tháng 3 âm lịch hàng năm là ngày vô cùng trọng đại, là ngày giỗ Tổ Hùng Vương để tưởng nhớ đến công lao dựng nước và giữ nước của các vua Hùng. Và ngày này toàn nước Việt Nam được nghỉ để mọi người dành thời gian dâng hương tưởng nhớ đến các vị vua Hùng. Công Decor hy vọng qua bài viết này, mọi người sẽ biết được thêm những kinh nghiệm nhỏ trong chuyến đi đền Hùng Phú Thọ sắp tới. Chúc bạn và gia đình có một chuyến đi vui vẻ, hạnh phúc và có nhiều may mắn.

Bài viết liên quan

Ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc cây thủy tùng 

Hiện nay, việc mua cây cảnh để trang hoàng cho không gian nhà ở đang [...]

Bí kíp lựa chọn và bảo quản đồ trang trí trong nhà bằng thủy tinh sáng bóng và đẹp long lanh

Đồ trang trí là một phần không thể thiếu trong việc trang trí nội thất [...]

3 Món đồ trang trí phòng trưng bày ở đâu, kéo may mắn đến đấy!

Bạn đã từng nghe nói về việc sử dụng món đồ trang trí để mang [...]

Mẹo chọn đồ trang trí phòng theo phong cách hiện đại

Nội thất và trang trí phòng là yếu tố quan trọng để tạo nên không [...]

Cách trang trí nhà đẹp và kinh nghiệm chọn Shop bán đồ decor trang trí nhà

Trang trí nhà là một trong những việc làm quan trọng để tạo nên không [...]

Bí kíp phối đồ decor trang trí nội thất cho homestay đẹp miễn chê

Homestay là một trong những lựa chọn nghỉ dưỡng phổ biến hiện nay, đặc biệt [...]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *