Đến chùa Trấn Quốc cầu gì?

Sự tích chùa Trấn Quốc như thế nào? Đến chùa Trấn Quốc cầu gì?

Đã đặt chân đến thủ đô Hà Nội thì du khách không thể nào bỏ qua chùa Trấn Quốc – ngôi chùa cổ nhất và có vị thế đẹp nhất tại đất Thăng Long, Hà Nội. Đây cũng là ngôi chùa được một tờ báo của Anh bình chọn là 1 trong 16 ngôi chùa đẹp nhất thế giới. Vậy sự tích chùa Trấn Quốc như thế nào? Đến chùa Trấn Quốc cầu gì? Nên đi vào thời điểm nào? Mời các bạn đọc bài viết dưới đây để tìm hiểu thêm về ngôi chùa thiêng đất Hà thành này nhé.

Sự tích chùa Trấn Quốc như thế nào?

Chùa Trấn Quốc có vị trí trên một hòn đảo nhỏ ở Hồ Tây – Đảo Kim Ngư, thuộc quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội. Ngôi chùa này gắn liền với lịch sử xây dựng đất nước tự chủ từ thời Lý Nam Đế (544 – 602) với tên gọi là Khai Quốc. Lúc này, chùa vẫn còn nằm ở bãi sông Hồng tại Yên Hoa (Yên Phụ ngày nay).

Một số địa điểm nên ghé thăm khi tới chùa Trấn Quốc
Một số địa điểm nên ghé thăm khi tới chùa Trấn Quốc

Vào đầu thế kỷ 15, vua Lê Lợi cùng các hiền tài phất cờ khởi nghĩa Lam Sơn. Sau 10 năm đánh đuổi giặc Minh đã chấm dứt cuộc chiến Bắc Thuộc lần thứ 2, giữ lại bờ cõi cho muôn dân, đất nước. Với mong muốn đất nước bình an lâu bền nên đến năm 1440, vua Lê Thái Tông đã đổi tên chùa là An Quốc.
Đến năm 1615, dưới thời vua Lê Kính Tông, chùa được dời vào trong đê Yên Phụ, dựng trên nền cũ của cung Thúy Hoa và điện Hàn Nguyên. Năm 1639, chúa Trịnh cho tu sửa lại cổng Tam Quan và xây hành lang hai bên tả – hữu. Vào niên hiệu Chính Hòa (1680 – 1705) đời vua Lê Hy Tông, chùa được đặt tên là chùa Trấn Quốc. Và từ đó đến nay, người dân Việt Nam vẫn gọi chùa với cái tên thân thuộc là chùa Trấn Quốc.

Nét đẹp kiến trúc của ngôi chùa nghìn năm – chùa Trấn Quốc

Chùa Trấn Quốc là một trong những ngôi chùa cổ có tuổi đời lâu năm nhất tại Hà Nội. Là ngôi chùa nổi tiếng linh thiêng cùng lối nghệ thuật kiến trúc vô cùng độc đáo.

Chùa Trấn Quốc được xây dựng theo nguyên tắc Phật giáo của phái Bắc Tông, được chia làm 3 khu vực chính: nhà thiêu hương, Tiền Đường, thượng điện kết hợp với nhau tạo ra chữ Công.

Ở giữa khuôn viên chùa là Tiền đường được xây theo hướng Tây. Phía hai bên hành lang là thượng điện và thiêu hương, đằng sau là gác chuông.

Theo sử sách ghi lại, dưới thời kỳ Vĩnh Hữu vào thế kỉ thứ 18, chùa được xây thêm nhiều tháp ở khuôn viên phía sau. Vào năm 1998, Bảo Tháp Lục đại độ đài sen được khởi công xây dựng và hoàn thành vào năm 2003 đã tạo nên nét đẹp riêng biệt mà chỉ có chùa Trấn Quốc. Tháp có 11 tầng, mỗi tầng có 6 ô cửa, mỗi ô có 1 tượng Phật A Di Đà được tạc chế từ đá quý, đỉnh tháp có hình Cửu Phẩm Liên Hoa. Có thể nói, lối kiến trúc độc đáo của chùa Trấn Quốc đã góp phần thu hút nhiều du khách tới đây tham quan và chiêm ngưỡng.

Ngoài những nét ấn tượng trong kiến trúc, tại chùa Trấn Quốc hiện nay còn đang lưu giữ rất nhiều các pho tượng đồ sộ như tượng Bồ Tát, Phật Tứ Qúy. Đặc biệt, tượng phật gỗ Thích Ca Nhập Niết bàn được phủ son thiếp vàng vô cùng tinh xảo, tỉ mỉ và đẹp mắt.
Giờ mở cửa chùa Trấn Quốc

Chùa Trấn Quốc mở cửa quanh năm nên du khách có thể tới đây vào bất cứ thời điểm nào.

Theo quy định, chùa Trấn Quốc mở cửa từ 8h sáng và đóng cửa lúc 16h chiều. Mọi người tới đây cần mua vé vào tham quan với mức giá là 5.000 VNĐ/ người/ lượt.

Thời điểm mọi người tới chùa Trấn Quốc nhiều nhất là vào dịp đầu năm mới để thắp nén nhang, cầu mong một năm mới an khang và thịnh vượng. Ngoài ra, nhiều người cũng tới đây vào các ngày mùng 1 đầu tháng, rằm và lễ vu lan tháng 7 âm lịch.

Đi chùa Trấn Quốc cầu gì?

Chùa Trấn Quốc là ngôi chùa nổi tiếng linh thiêng được người dân Hà Nội vô cùng tín. Không những vậy, hầu như ai đã tới Hà Nội đều sẽ một lần tới chùa Trấn Quốc để thăm quan và thắp nén nhang cầu nguyện. Vậy mọi người đi chùa Trấn Quốc để cầu gì?

Không chỉ với người dân Hà Nội, rất nhiều du khách thập phương đều chọn những ngày đầu năm để cầu một năm mới an khang, vượng, gia đình hạnh phúc và làm ăn tấn tới. Có lẽ vì vậy mà cứ mỗi dịp Tết đến xuân sang là chùa Trấn Quốc lại nghi ngút hương thơm, người người tấp nập dâng hương, dâng lễ để cầu tài, cầu phúc cho bản thân và cho gia đình. Ngoài ra, nhiều người cũng lựa chọn các ngày mùng 1 hoặc ngày rằm hàng tháng để tới chùa cầu bình an, sức khỏe, cầu may mắn và cầu tình duyên.

Không những vậy, nhiều người còn tìm đến chùa Trấn Quốc vào ngày lễ Vu Lan để cầu chúc cho sức khỏe của gia đình, tạ ơn báo hiếu. Đây không chỉ là thể hiện tấm lòng hiếu thảo của đạo làm con mà còn góp phần bồi đắp thêm truyền thống kính cha yêu mẹ của dân tộc Việt Nam.

Một điều đặc biệt nữa là nhiều người còn tin rằng, nếu ai còn đơn côi lẻ bóng thì hãy tới chùa Trấn Quốc sẽ sớm gặp được nửa kia của cuộc đời mình.

Một số địa điểm nên ghé thăm khi tới chùa Trấn Quốc

Nếu đã đặt chân tới ngôi chùa cổ kính của đất Hà thành này thì mọi người không nên bỏ qua một số các công trình kiến trúc độc đáo sau:

Nhà tiền đường trong chùa Trấn Quốc

Nhà tiền đường là nơi mọi phật tử từ khắp nơi đến thắp hương và hành lễ. Đứng từ nhà tiền đường, bạn sẽ thấy được thượng điện và thiêu hương. Đây cũng là nơi mang giá trị phật giáo bậc nhất của chùa Trấn Quốc. Do đó, kiến trúc ở đây vô cùng tinh xảo và đặc sắc làm tôn lên vẻ đẹp của chốn chùa thiêng. Ở giữa nhà tiền đường là nơi thờ tượng phật Thích Ca Nhập Niết linh thiêng.

Bia đá

Bia đá của chùa Trấn Quốc được coi là “tư liệu” quan trọng trong việc gìn giữ và lưu truyền lịch sử nước nhà. Hiện nay chùa có 14 tấm bia nằm ở bên trái Nhà Tổ. Trong những tấm bia đó xuất hiện nhiều các tên tuổi lịch sử như trạng nguyên Nguyễn Xuân Chính (1587 – 1693) và tiến sĩ Phạm Quý Thích (1760 – 1825).

Ngôi bảo tháp lục độ đài sen

Trong chùa Trấn Quốc, đây là khối kiến trúc phải kiến mọi người trầm trồ và cảm thán nhất. Và cũng là nét kiến trúc duy nhất chỉ chùa Trấn Quốc mới có. Bảo tháp có vị trí trung tâm chùa, gồm 11 tầng. Mỗi tầng có 6 ô cửa, mỗi ô cửa được đặt 1 tượng phật A Di Đà bằng đá quý trắng muốt. Đặc biệt, trên đỉnh tháp còn được xây thêm tòa sen 9 tầng. Có thể nói, sự độc đáo trong lối kiến trúc tại ngôi bảo tháp này đã góp phần tạo nên vẻ đẹp linh thiêng và ưu nhã cho ngôi chùa ngàn năm tuổi tại Hà Nội.

Ngoài ra, mọi người có thể đi thăm quan thêm ở một số địa điểm trong chùa như: Cây bồ đề cổ được tổng thống Ấn Độ tặng, tượng Phật, tượng Bồ Tát,…

Một số lưu ý khi tới chùa Trấn Quốc

Chùa Trấn Quốc là nơi du lịch tâm linh vô cùng nghiêm trang và linh thiêng. Do đó, mọi người nên lưu ý một số điều sau để chuyến đi của mình suôn sẻ hơn:

  • Đi lại nhẹ nhàng, không tự ý nói lớn hoặc cười đùa quá lớn gây ảnh hưởng tới mọi người xung quanh.
  • Không nói tục chửi bậy.
  • Không có suy nghĩ, lời nói hay có hành động phỉ báng tại ngôi chùa này.
  • Khi đến chùa Trấn Quốc, nên lựa chọn những trang phục kín đáo, lịch sự. Không mặc váy quá ngắn hay mặc đồ bó sát, phản cảm.
  • Không được vứt rác bừa bãi, không hút thuốc tại chùa.
  • Nếu bạn thích an nhiên thì hãy đến chùa vào những ngày thường trong tháng, tránh ngày mùng 1 đầu tháng, rằm hay tết.

Bài viết liên quan

Ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc cây thủy tùng 

Hiện nay, việc mua cây cảnh để trang hoàng cho không gian nhà ở đang [...]

Bí kíp lựa chọn và bảo quản đồ trang trí trong nhà bằng thủy tinh sáng bóng và đẹp long lanh

Đồ trang trí là một phần không thể thiếu trong việc trang trí nội thất [...]

3 Món đồ trang trí phòng trưng bày ở đâu, kéo may mắn đến đấy!

Bạn đã từng nghe nói về việc sử dụng món đồ trang trí để mang [...]

Mẹo chọn đồ trang trí phòng theo phong cách hiện đại

Nội thất và trang trí phòng là yếu tố quan trọng để tạo nên không [...]

Cách trang trí nhà đẹp và kinh nghiệm chọn Shop bán đồ decor trang trí nhà

Trang trí nhà là một trong những việc làm quan trọng để tạo nên không [...]

Bí kíp phối đồ decor trang trí nội thất cho homestay đẹp miễn chê

Homestay là một trong những lựa chọn nghỉ dưỡng phổ biến hiện nay, đặc biệt [...]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *