Chùa Ngọc Hoàng ở đâu ?

Kinh nghiệm cầu con, cầu tài lộc tại chùa Ngọc Hoàng

Một trong những địa điểm tâm linh được nhiều người lựa chọn đến cầu tài, cầu may và cầu con nhất chính là ngôi chùa Ngọc Hoàng. Vậy chùa Ngọc Hoàng ở đâu? Chùa Ngọc Hoàng có thật sự linh thiêng không? Đến chùa Ngọc Hoàng cầu gì và sắm lễ như thế nào? Mời các bạn theo dõi bài viết “Kinh nghiệm cầu con, cầu tài lộc tại chùa Ngọc Hoàng” của Công Decor dưới đây nhé.

Chùa Ngọc Hoàng ở đâu?

Chùa Ngọc Hoàng còn có tên gọi khác là Điện Ngọc Hoàng hay Phước Hải Tự nằm ở số 73 đường Mai Thị Lựu, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là ngôi chùa linh thiêng nổi tiếng được nhiều người tới đây vào các dịp mùng 1 đầu tháng, rằm, dịp lễ và dịp tết. Chùa Ngọc Hoàng cũng là ngôi chùa duy nhất tại Việt Nam có những bức tượng mã tấu cổ kính, tượng trưng cho các cuộc họp của vị thần để thờ Ngọc Hoàng. Và đến năm 1994, nơi đây đã được nhà nước công nhận là di sản kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia. Hiện nay, bên trong ngôi chùa vẫn còn lưu giữ nhiều “di vật” như bàn thờ, lư hương, tranh thờ, bao lam,….

Ngôi chùa này đã trở thành một trong những địa điểm tâm linh nhất tại miền Nam, thu hút đông đảo người dân địa phương cũng như du khách thập phương tới đây. Du khách có thể thăm quan, vãn cảnh ở chùa vào bất kì thời gian nào từ 7h sáng đến 22h. Riêng ngày mùng 1, rằm hoặc lễ tết thì chùa sẽ mở cửa từ 5h sáng đến 22h.

Sự đặc biệt của chùa Ngọc Hoàng

Theo sử sách ghi lại, chùa Ngọc Hoàng được xây dựng vào đầu thế kỉ 20, do Lưu Minh (người Hoa) xây dựng. Ngôi đền này vừa là nơi thờ Ngọc Hoàng, vừa là nơi Lưu Minh dùng để hội họp các tướng cho kế hoạch lật đổ vương triều Mãn Thanh. Năm 1982, nơi đây được hòa thượng Thích Vĩnh Khương tiếp quản và chính thức trở thành thuộc giáo hội Phật giáo Việt Nam. 2 năm sau ngôi đền này được đổi tên là Phước Hải Tự. Tuy nhiên, mọi người vẫn thường gọi với tên cũ là chùa Ngọc Hoàng.

Kinh nghiệm cầu con, cầu tài lộc tại chùa Ngọc Hoàng
Kinh nghiệm cầu con, cầu tài lộc tại chùa Ngọc Hoàng

Tuy nơi đây là chùa nhưng rất ít thấy tượng phật hay la hán, ngoại trừ bức tượng phật nghìn tay ở chính điện. Đại diện thờ Ngọc Hoàng Thượng đế với hai bên là các quan triều đình.

Ngoài ra, chùa còn thờ Thần Tài, thờ Thổ Địa và nhiều vị thần khác. Ở gian bên trái chisnhd điện là thờ “Thánh Mẫu Kim Hoa” và 12 bà mụ.
Một điểm đặc biệt nữa là thay vì để khách tự thắp hương cầu khấn thì ở đây sẽ có thêm nhà chùa đến phụ giúp.

Đến chùa Ngọc Hoàng cầu gì?

Từ lâu, ngôi chùa Ngọc Hoàng đã trở thành một trong những ngôi chùa linh thiêng nhất Việt Nam. Là địa điểm tâm linh được nhiều người biết đến, thu hút người dân quanh đây và du khách ở mọi miền lui tới. Mọi người đến đây thường cầu tài lộc, cầu binh an, cầu sức khỏe và đặc biệt là cầu con. Chính vì vậy mà cứ đến mùng 1, rằm, lễ hoặc tết là nơi đây lại nhộn nhịp, ngút ngàn hương hoa để cầu khấn tại chùa.

Cầu bình an, sức khỏe

Vào mỗi dịp đầu năm, chùa Ngọc Hoàng được rất nhiều người tìm đến để cầu gia đình bình an, dồi dào sức khỏe và tràn đầy hạnh phúc. Vì ngôi chùa nổi tiếng linh thiêng nên bạn có thể ghé thăm tượng Hoa Đà tiên sư để thành tâm cầu khẩn, ắt sẽ được đền đáp.

Cầu Tài Lộc

Nếu bạn muốn cầu tài lộc thì hãy tới khấn vái tại tượng Ngọc Hoàng và tượng thần tài. Trước khi đến, hãy chuẩn bị những lễ vật tùy tâm như hoa tươi, nhang thơm, trái cây tươi để dâng lên Thần Tài và Ngọc Hoàng. Ngoài ra, bạn có thể thả cá chép vàng, cá chép đỏ hoặc phóng thả các động vật nhỏ về tự nhiên cũng là một cách cầu tài lộc khi tới chùa Ngọc

Cầu con

Nhiều người đã có niềm tin rằng đến chùa Ngọc Hoàng cầu tự sẽ sớm sinh con đẻ cái. Chính vì thế, đã có rất nhiều các cặp vợ chồng đã tới đây để cầu con. Mặc dù chưa có một sự chứng minh nào nhưng điều này nó thuộc về duy tâm, thuộc về lòng tin của mọi người. Nếu bạn cũng muốn cầu con tại đây, hãy chuẩn bị hương, đèn, hoa và trái cây tươi để dâng lên Đức Thánh Mẫu và 12 bà mụ. Ngoài ra, nếu bạn muốn cầu con trai, sau khi khẩn cầu xong, hãy troe sợi chỉ vào tượng bên phải. Ngược lại, nếu muốn cầu con gái, hãy treo sợi chỉ vào tượng bên trái.
Ngoài ra, bạn có thể phóng sinh một đôi rùa có khắc tên 2 vợ chồng, nếu cặp rùa này có thai có nghĩa là lời cầu nguyện của bạn đã được nhận.

Cách trả lễ cầu con ở chùa Ngọc Hoàng

Nếu bạn đã thực hiện điều ước “cầu con” và đạt được kết quả như mong muốn thì hãy quay lại đây để trả lễ. Hãy mang hoa quả, hương thơm để dâng lên Kim Hoa Thánh Mẫu. Đến khi em bé được đầy tháng tiếp tục mang xôi, chè ra cúng. Đây là nghi lễ không quá cầu kỳ nên mọi người hãy trả lễ chu đáo khi mà đã đạt được điều ước.

Cầu duyên

Bên cạnh cầu bình an, cầu tài lộc và cầu tự, nhiều người cũng tới đây để cầu tình duyên sớm đơm hoa kết trái. Tại chùa Ngọc Hoàng này cũng có thờ ông Tơ, bà Nguyệt và đức Thánh Mẫu, nên các bạn nào muốn thoát khỏi những ngày cô đơn thì có thể dâng lễ tại đây nhé.

Nên đi chùa Ngọc Hoàng vào lúc nào?

Thời điểm thích hợp nhất để đi chùa Ngọc Hoàng là ngày mùng 1, rằm, Lễ hoặc Tết Nguyên Đán. Ngoài ra còn 2 ngày nữa là ngày vía Ngọc Hoàng (9/1 AAL) và ngày vía Thần Tài.

Thời điểm thích hợp nhất để đến chùa Ngọc Hoàng thắp hương là ngày mùng một, ngày rằm, đặc biệt là rằm tháng Giêng, ngày vía Ngọc Hoàng mùng 9 tháng Giêng và ngày vía Thần Tài.

Đây là khoảng thời gian mà mọi người sẽ tới rất đông, nên các bạn hãy đi sớm hẳn hoặc muộn hẳn để tránh phải xếp hàng quá lâu.

Chùa Ngọc Hoàng đóng cửa lúc mấy giờ?

Thông thường, thời gian đóng cửa chùa Ngọc Hoàng là 10h tối. Tuy nhiên, mọi người nên đến sớm, về sớm để những người đi tu và người xuất gia có thời gian nghỉ ngơi.

Kinh nghiệm khi đi chùa Ngọc Hoàng

Khi bạn thắp hương tại chùa, hãy nhớ mua một chai dầu ăn để ở cổng chùa để thắp đèn. Đây là phong tục truyền thống của Trung Quốc với ý nghĩa: thêm dầu ăn vào đèn là thêm ngọt ngào trong mọi việc như công việc, sức khỏe, tuổi thọ và kinh doanh. Khi thêm dầu, hãy nói tên bạn và những gì bạn muốn. Đây cũng là nghi lễ quan trọng nhất khi đến đây thắp hương, nhất là khi vào ngày Ngọc Hoàng (9/1 L)

Say khi thắp hương, bạn sẽ được rước lễ vật, hoa và đặc biệt giấy đỏ (biểu tượng của may mắn với người Hoa) về nhà. Ngoài ra, bạn có thể xin số, cầu sao, xin bùa sau khi thắp hương để được thần linh che chở, phù hộ.

Nếu các bạn muốn chiêm ngưỡng vẻ đẹp cổ kính, sự tĩnh lặng của chốn chùa thiêng thì hãy tới vào những ngày thường. Đây cũng là một trong những ngôi chùa nổi tiếng bởi vẻ đẹp kiến trúc cổ kính nhất tại Sài Gòn.

Bài viết liên quan

Ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc cây thủy tùng 

Hiện nay, việc mua cây cảnh để trang hoàng cho không gian nhà ở đang [...]

Bí kíp lựa chọn và bảo quản đồ trang trí trong nhà bằng thủy tinh sáng bóng và đẹp long lanh

Đồ trang trí là một phần không thể thiếu trong việc trang trí nội thất [...]

3 Món đồ trang trí phòng trưng bày ở đâu, kéo may mắn đến đấy!

Bạn đã từng nghe nói về việc sử dụng món đồ trang trí để mang [...]

Mẹo chọn đồ trang trí phòng theo phong cách hiện đại

Nội thất và trang trí phòng là yếu tố quan trọng để tạo nên không [...]

Cách trang trí nhà đẹp và kinh nghiệm chọn Shop bán đồ decor trang trí nhà

Trang trí nhà là một trong những việc làm quan trọng để tạo nên không [...]

Bí kíp phối đồ decor trang trí nội thất cho homestay đẹp miễn chê

Homestay là một trong những lựa chọn nghỉ dưỡng phổ biến hiện nay, đặc biệt [...]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *