Ông Hoàng Mười là ai? Đến đền ông Hoàng Mười cầu gì?
Tóm tắt nội dung bài viết
Nếu đền ông Hoàng Bảy nổi tiếng với việc ban tài ban lộc thì đền ông Hoàng Mười là địa điểm tâm linh nổi tiếng để mọi người đến cầu lộc công danh và sự nghiệp. Vậy ông Hoàng Mười là ai? Cách sắm lễ đền ông Hoàng Mười như thế nào? Mời các bạn cùng theo dõi nội dung dưới đây của Công Decor để biết thêm chi tiết nhé!
Ông Hoàng Mười là ai? Sự tích ông Hoàng Mười
Tương truyền rằng, ông Hoàng Mười là con của vua cha bát hải trên thiên đình. Ông nhận lệnh của vua cha đã đầu thai thành một vị tướng giỏi dưới thời vua Lê Thái Tổ có tên Nguyễn Xí. Ông đã có công giúp vua Lê tiêu diệt giặc Minh, về sau được vua giao cho trấn giữ đất Nghệ An – quê nhà của Ông. Tại nơi đây, ông luôn hết mình lo lắng và chăm sóc cho cuộc sống của người dân. Nhưng sau một trận cuồng phong, nhà cửa bị đổ nát, ông và lính đã chèo thuyền qua sông Lam để lấy củi về dựng nhà cho dân đã bị nước sông nhấn chìm và đã hy sinh tại đây. Người dân vô cùng thương tiếc nên đã lập đền thờ để tưởng nhớ công lao của ông.
Địa chỉ đền ông Hoàng Mười ở đâu?
Đền ông Hoàng Mười có địa chỉ tại xã Hưng Thịnh, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An. Ngôi đền này còn có tên gọi khác là Mỏ Hạc Linh. Đây là địa điểm tâm linh nổi tiếng tại Nghệ An thờ ông Hoàng Mười. Đặc biệt với những ai muốn cầu công danh, sự nghiệp thì đây là địa điểm tâm linh lý tưởng để dâng hương dâng lễ. Ngôi đền này được xây dựng từ năm 1634 từ thời Hậu Lê. Từ đó đến nay ngôi đền đã trải qua rất nhiều trùng tu, cho đến hiện tại đền đã có 4 tòa chính: Thượng Điện, Trung Điện và Hạ Điện.
Hiện nay ngoài một đền nằm ở huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ AN, còn có một ngôi đền khác cũng thờ ông Hoàng Mười tại Hà Tĩnh. Ngôi đền đó có tên là Đền Củi tại xã Xuân Hồng, huyện Nghi Xuân, tỉnh Nghệ An. Ngôi đền này được xây dựng vào cuối thời Lê, cung cấm là nơi thờ Tam toà Thánh Mẫu, cung thờ ông Hoàng Mười ở ngoài, bức Đại tự trước Hạ điện cũng đề rõ “Thánh Mẫu linh từ”.
Cả hai ngôi đền đều được bao quanh bởi khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ và nên thơ. Đặc biệt là chỉ cách nhau bởi con sông Lam có dòng nước xanh biếc tựa như mắt ngọc.
Lễ đền ông hoàng mười vào ngày nào?
Lễ đền ông Hoàng Mười Nghệ An diễn ra vào 2 ngày: lễ hội rước sắc vào ngày 15/3 âm lịch và lễ khai đền vào ngày 10/10 âm lịch hàng năm và kéo dài đến vài ngày sau. Vào những ngày này, du khách ở khắp mọi miền đất nước sẽ nô nức đến dâng hương, dâng lễ, bái cửa đền rất đông. Những người muốn cầu công danh thành đạt, sự nghiệp tấn tới cũng đến rất đông để dâng lễ đến ngài. Ngoài ra, đền ông Hoàng Mười cũng là một trong những ngôi đền diễn ra lễ cầu siêu cho các anh hùng liệt sỹ đã hy sinh trong những cuộc chiến chống quân xâm lược.
Cụ thể thời gian lễ đền diễn ra như sau:
Thời gian:
Lễ hội rước sắc vào ngày 15/3 âm lịch;
Lễ khai điển vào ngày 10/10 âm lịch
Địa điểm: Tại đền thờ và mộ đức Hoàng Mười, xã Hưng Thịnh, huyện Hưng Nguyên.
Mục đích: Lễ hội nhằm ghi nhớ công đức của ông Hoàng Mười. Đua thuyền ở lễ hội đền Ông Hoàng Mười.
Phần lễ:
Sáng 14/3 âm lịch: Lễ yết cáo
Tối 14/3 âm lịch: Lễ đại tế
Sáng 15/3 âm lịch: Lễ dâng hương
Tối 15/3 âm lịch: Lễ yết cáo
Tối 09/10 âm lịch: Lễ đại tế
Sáng 10/10 âm lịch: Lễ tưởng niệm, dâng hương
Tối 10/10 âm lịch: Lễ tạ
Phần hội:
Chiều 14/3 và chiều ngày 9/10 âm lịch: rước sắc từ nhà thờ họ Nguyễn ra đền
Chiều 15/3 và chiều ngày 10/10 âm lịch: hát chầu văn, thi chọi gà, đánh cờ người
Sáng 16/3 và chiều ngày 11/10 âm lịch: rước sắc bằng thuyền từ đền về nhà thờ họ Nguyễn tại làng Xuân Am.
Đi lễ đền Ông Hoàng Mười cầu gì?
Đi lễ đền ông Hoàng Mười cầu công danh
Theo truyền thuyết xưa, khi còn sống, ông Hoàng Mười tuân lệnh vua cha đã xuống hạ giới làm vị tướng Nguyễn Xí – một vị tướng giỏi đã giúp vua Lê Thái Tổ dẹp yên giặc Minh, thống nhất đất nước. Có thể nói, ông đã có công rất lớn đối với triều đại nhà Lê, đồng thời để lại nhiều chiến công và phúc đức cho đời. Do đó, khi ông mất đi, dân chúng đã lập đền thờ ông tại Nghệ An. Và đến ngày 10/10 âm lịch hàng năm, mọi người đến đây để cầu con cháu học hành giỏi giang, thi cử đỗ đạt, công thành danh toại, sự nghiệp vững vàng và sớm thăng quan tiến chức, lưu lại tiếng thơm cho đời sau. Có lẽ chính vì vậy mà dân gian đã có câu:
“Cầu tài ông Bảy, cầu quan ông Mười”.
Đến lễ đền ông Hoàng Mười cầu tài lộc
Cũng theo truyền thuyết kể rằng, ông Hoàng Mười sau khi hóa về thiên giới đã để lại nhiều tiền bạc, châu báu lại chốn nhân gian. Khi đã trở thành thánh nhân, ông cũng thường hiển linh để ban phát tài lộc cho dân chúng trong vùng. Nhiều người kể lại rằng đã nằm mơ thấy quan Hoàng Mười và được ngài chỉ bảo cách ăn nên làm ra, họ làm theo và cuộc sống thực sự đã khấm khá hơn.
Chính vì đó, khi đến lễ đền ông Hoàng Mười, ngoài việc cầu danh lợi thì nhiều người còn tới đây cầu tiền tài, phúc lộc, mong ông phù hộ cho cuộc sống gặp nhiều may mắn hơn. Đây cũng là lý do mà đền ông Hoàng Mười đã trở thành một trong những địa điểm cầu tài lộc linh thiêng nhất tại Việt Nam.
>>> Xem thêm các mẫu tượng quan công đẹp thích hợp làm quà tặng sếp ở Hà Nội
Cầu buôn bán thuận lợi, làm ăn phát đạt
Đối với những người làm ăn kinh doanh thì đền ông Hoàng Mười không phải là một địaa điểm xa lạ. Nhiều người chia sẻ rằng, đến lễ đền ông Hoàng Mười hàng năm đã trở thành một “thói quen” và mỗi khi lễ đền xong, công việc của họ đều trở nên thuận lợi hơn và phát đạt hơn. Chính vì vậy mà giờ đây, ngày càng có nhiều người tới đây để cầu mua may bán đắt, công việc làm ăn thuận lợi hơn, cửa hàng cửa hiệu đông khách hơn và ngày càng phát đạt hơn.
Đến đền ông Hoàng Mười để cầu bình an, hạnh phúc, sức khỏe
Ngoài cầu công danh, tài lộc, làm ăn phát đạt thì nhiều người còn tới đền ông Hoàng Mười để cầu gia đình bình an, hạnh phúc; cuộc sống an yên, tránh khỏi những điều xui rủi và cầu mong mọi người trong gia đình luôn dồi dào sức khỏe, vui vẻ và yêu thương nhau.
Cách sắm lễ đền ông Hoàng Mười chuẩn nhất
Mâm lễ là một trong những cách thể hiện được sự thành tâm và tấm lòng thành kính của người đi lễ. Tuy nhiên, quan trọng nhất vẫn là cái tâm sáng của mình chứ không nhất thiết phải sắm mâm lễ thật to, thật đầy. Khi đến lễ đền ông Hoàng Mười, khách thập phương có thể chuẩn bị lễ vật đơn giản như sau (tùy theo điều kiện của mỗi người):
- Gà trống luộc nguyên con, có thể thay bằng chân giò luộc,..
- Xôi: xôi trắng, xôi gấc,…
- Hương thơm, tiền dương (tùy tâm),..
- 1 mâm sớ điệp
- Trầu cau tươi, tiền quan
- 1 Mâm vàng quang màu vàng
- Mâm lễ thờ quan ngũ hổ: 1 dây vàng trắng, 1 chai rượu, 5 chén rượu, tiền vàng, hương thơm, tiền dương, 1 đĩa muối, 1 đĩa gạo, 5 quả trứng gà sạch, 1 bó hoa cúc vàng tươi hoặc hoa hồng tươi.
- Ngoài ra, bạn có thể đặt tiền công đức tùy tâm tại hòm công đức.
Trên đây là bài viết về ngày lễ đền ông Hoàng Mười mà Công Decor cung cấp cho các bạn. Hy vọng qua bài viết này, mọi người sẽ biết được “Ông Hoàng Mười là ai? Đến đền ông Hoàng Mười cầu gì?”. Chúc mọi người sẽ có một chuyến đi lễ đền thuận lợi và gặp nhiều may mắn.
Bài viết liên quan
Ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc cây thủy tùng
Hiện nay, việc mua cây cảnh để trang hoàng cho không gian nhà ở đang [...]
Th12
Bí kíp lựa chọn và bảo quản đồ trang trí trong nhà bằng thủy tinh sáng bóng và đẹp long lanh
Đồ trang trí là một phần không thể thiếu trong việc trang trí nội thất [...]
Th12
3 Món đồ trang trí phòng trưng bày ở đâu, kéo may mắn đến đấy!
Bạn đã từng nghe nói về việc sử dụng món đồ trang trí để mang [...]
Th12
Mẹo chọn đồ trang trí phòng theo phong cách hiện đại
Nội thất và trang trí phòng là yếu tố quan trọng để tạo nên không [...]
Th12
Cách trang trí nhà đẹp và kinh nghiệm chọn Shop bán đồ decor trang trí nhà
Trang trí nhà là một trong những việc làm quan trọng để tạo nên không [...]
Th12
Bí kíp phối đồ decor trang trí nội thất cho homestay đẹp miễn chê
Homestay là một trong những lựa chọn nghỉ dưỡng phổ biến hiện nay, đặc biệt [...]
Th12