Cách trồng và chăm sóc cây xương rồng

Ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc chuẩn nhà vườn

Nếu bạn là người yêu thích vẻ đẹp mạnh mẽ, cứng cỏi của xương rồng nhưng lại chưa biết cách chăm sóc chậu cây nhỏ của mình thì đừng lo lắng. Hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây của chúng tôi để có được những kinh nghiệm “dắt túi” trong cách trồng và chăm sóc cây xương rồng chuẩn nhà vườn, quanh năm xanh tươi. Cùng theo dõi nhé!

Giới thiệu về cây xương rồng

Xương rồng là loại cây có nguồn gốc từ các sa mạc rộng lớn ở vùng châu Phi. Cùng một tên gọi xương rồng nhưng ước tính có tới khoảng 1500 đến 1800 loài xương rồng trên thế giới, ở Việt Nam có khoảng 100 loại xương rồng khác nhau.

Vì có xuất xứ từ các vùng hoang mạc nóng bức, nên loại cây này có sức sống và sự thích nghi với nhiệt độ cao rất tốt, lá của xương rồng chính là những chiếc gai sắc nhọn để tiết giảm sự thoát hơi nước. Thân cây mọng nước cũng là một phần bản năng sinh tồn của loài cây này ở những nơi khí hậu khắc nghiệt bởi nắng nóng.

Về phân loại, ở Việt Nam thường có 3 loại xương rồng chia theo hình dáng là dáng trụ, dáng tròn và xương rồng cổ đại:

Xương rồng trụ: có thân hình trụ, gai mọc đều hai bên, khả năng sinh trưởng và phát triển nhanh hơn các loại khác.
Xương rồng tròn: có kích thước nhỏ nhắn nên thường được trồng trong chậu cảnh làm cây phong thủy, cây văn phòng,.. Những dòng xương rồng lai tạo với những màu sắc hoa bắt mắt nên được nhiều người chọn lựa.

Xương rồng cổ đại: đây là loại xương rồng chưa biến chủng, có tuổi thọ đến trăm năm, tốc độ phát triển chậm vì chủ yếu phát triển bộ rễ dài, cắm sâu dưới lòng đất rất sâu. Loại xương rồng này ở Việt Nam ít gặp và được săn đón để trang trí nhà, hoặc quán cà phê mang giá trị thẩm mỹ cao.

Cách trồng và chăm sóc cây xương rồng
Cách trồng và chăm sóc cây xương rồng

Ý nghĩa của xương rồng

Về giá trị thẩm mỹ

Xương rồng là một loại cây được nhiều người yêu thích. Bỏ qua sự gai góc của những chiếc gai nhọn hoắt, xương rồng mang vẻ đẹp riêng của sự mạnh mẽ, cứng cáp. Đặc biệt những cây xương rồng hình cầu mang đến vẻ đẹp độc đáo, giàu tính thẩm mỹ để trưng bày trong không gian sống hoặc làm việc.

Về giá trị phong thủy

Xương rồng mang theo những chiếc gai sắc nhọn với ý nghĩa bảo vệ chúng khỏi mối đe dọa từ môi trường xung quanh. Chính vì vậy loại cây này trong phong thủy mang ý nghĩa của việc xua đuổi đi những điều xui xẻo, đen đủi có thể đến với gia chủ. Đồng thời, sức sống mạnh mẽ, mang màu xanh vươn lên giữa sa mạc hoang tàn, chính là biểu tượng thuyết phục nhất cho tinh thần vượt lên trên nghịch cảnh của mỗi người.

Về giá trị y học

Xương rồng có tác dụng thanh lọc không khí, hấp thụ CO2 và nhả ra oxy, giúp cho không khí trong lành hơn.
Ngoài ra, xương rồng còn được làm thành phần dược phẩm trong thanh nhiệt, giải độc,…
Cách trồng và chăm sóc xương rồng chuẩn nhà vườn

Về cách trồng xương rồng

Trồng bằng hạt giống

Bước 1: Lựa chọn hạt giống

Đây là một khâu quan trọng, là tiền đề để tạo nên được một chậu cây khỏe mạnh, phát triển và sinh trưởng tốt. Bạn nên mua hạt giống ở những nơi uy tín hoặc vào trại giống cây để hỏi mua giống nhà vườn thường sử dụng.

Bước 2: Gieo hạt

Để đảm bảo chất lượng tốt nhất cho hạt giống có khả năng nảy mầm, nên tạo điều đủ ẩm cho đất trước khi gieo. Rắc hạt giống theo tỷ lệ đồng đều, sau đó rải một lớp đất mỏng phía trên. Sau đó dùng màng bọc thực phẩm phủ kín miệng chậu và đặt chậu ở nơi có nhiều ánh sáng.

Bước 3: Đợi thời gian nảy mầm

Khoảng 1 tháng sau khi gieo hạt, mầm bắt đầu nảy và khi đó bạn nên gỡ miếng màng dán thực phẩm, để cây có thể quang hợp. Không cần tưới nhiều nước trong giai đoạn này, chỉ cần đảm bảo độ ẩm vừa đủ.

Bước 4: tiến hành tách chậu

Khi cây xương rồng đã lớn khoảng 2 đến 3 cm thì có thể tiến hành tách chậu để đảm bảo cây có không gian sinh trưởng tốt nhất.
Trồng cây xương rồng bằng chiết tách

Dùng dao cắt tách phần nhánh mà bạn định nhân giống.
Đem phần nhánh đó đặt ở chỗ khô ráo, thoáng mát, phơi từ 2 đến 3 ngày ở chỗ râm rồi đem trồng vào chậu.
Sau một thời gian, rễ cây sẽ phát từ nhánh cây đó và cây sẽ phát triển tốt.

Về cách chăm sóc cây xương rồng

Ánh sáng

Xương rồng là một loại cây ưa sáng nên đặc biệt phát triển tốt dưới ánh nắng mặt trời, do đó nếu bạn trồng cây trong chậu để trong nhà, thì nên dành thời gian tối thiểu 6 tiếng một ngày cho cây phơi nắng.

Độ ẩm

Xương rồng là cây thích nghi với môi trường khô hạn, nên không cần tưới nhiều nước và đặt biệt tránh để tình trạng ngập úng kéo dài. Vì thân xương rồng là thân mọng nước nên dễ bị thối nếu tiếp xúc lâu với nước.

Nhiệt độ

Xương rồng thích nghi tốt nhất ở khoảng nhiệt từ 15 đến 28 độ C

Dinh dưỡng

Nên bón phân hóa học NPK cho cây 1 năm 2 lần. Đây là loại cây có sức sống tốt nên cũng không cần quá nhiều phân bón mà chỉ cần lấy chất dinh dưỡng từ đất và ánh sáng là đủ.
Vì việc bạn cũng nên thay chậu cho cây 1 năm 2 lần để thêm đất màu mỡ cho cây phát triển xanh tươi.

Bài viết liên quan

Ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc cây thủy tùng 

Hiện nay, việc mua cây cảnh để trang hoàng cho không gian nhà ở đang [...]

Bí kíp lựa chọn và bảo quản đồ trang trí trong nhà bằng thủy tinh sáng bóng và đẹp long lanh

Đồ trang trí là một phần không thể thiếu trong việc trang trí nội thất [...]

3 Món đồ trang trí phòng trưng bày ở đâu, kéo may mắn đến đấy!

Bạn đã từng nghe nói về việc sử dụng món đồ trang trí để mang [...]

Mẹo chọn đồ trang trí phòng theo phong cách hiện đại

Nội thất và trang trí phòng là yếu tố quan trọng để tạo nên không [...]

Cách trang trí nhà đẹp và kinh nghiệm chọn Shop bán đồ decor trang trí nhà

Trang trí nhà là một trong những việc làm quan trọng để tạo nên không [...]

Bí kíp phối đồ decor trang trí nội thất cho homestay đẹp miễn chê

Homestay là một trong những lựa chọn nghỉ dưỡng phổ biến hiện nay, đặc biệt [...]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *