Thẻ tín dụng là gì? Phân biệt thẻ tín dụng với thẻ ghi nợ? Cách rút tiền từ thẻ tín dụng

Thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ đều là hai cách thức thanh toán thay thế tiền mặt phổ biến hiện nay. Tuy nhiên còn nhiều người vẫn còn nhiều băn khoăn rằng về cách phân biệt thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ làm rõ để bạn có thể hiểu về thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ, cách phân biệt hai loại thẻ này và cách rút tiền từ thẻ tín dụng. Mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây cùng Công Decor nhé!

Thẻ tín dụng là gì?

Thẻ tín dụng (tiếng Anh gọi là Credit Card) là loại thẻ phát hành cho khách hàng thanh toán trong một hạn mức nhất định mà không yêu cầu tài khoản phải có tiền. Giải thích một cách dễ hiểu hơn, đây là một hình thức người dùng vay tiền của ngân hàng để thanh toán trước và tới kỳ hạn thanh toán, chủ thẻ có nhiệm vụ phải trả lại một phần hoặc đầy đủ số tiền đã tiêu từ thẻ cho ngân hàng.

Nếu trả lại đầy đủ số tiền đã tiêu trước ngày đến hạn thanh toán (được thông báo trong sao kê hàng tháng), bạn sẽ không cần trả lãi. Thông thường, số ngày tính hạn sẽ là 45 ngày, hoặc cũng có ngân hàng kéo dài lên đến 55 ngày. Sau hạn thanh toán, số tiền còn nợ (dư nợ) sẽ bị tính theo lãi suất quy định.

Đồng thời, ở một số ngân hàng, bạn cũng phải chi trả một số tiền nhất định cho khoản phạt vì đóng chậm tín dụng.

Có thể nói, thẻ tín dụng là một hình thức thanh toán thông minh, một cách vay ngân hàng vô cùng ưu đãi vì nếu tuân thủ thời gian trả nợ, bạn sẽ không bị tính lãi suất.

Bạn có thể sử dụng thẻ tín dụng cho các hoạt động mua sắm, giải trí hoặc du lịch,.. một cách vô cùng tiện ích mà không cần đến tiền mặt. Đặc biệt, khi đi du lịch, công tác nước ngoài mà không cần đổi ngoại tệ.

Hiện nay, thẻ tín dụng được chia thành hai loại chính:

  • Thẻ tín dụng nội địa: chỉ được thanh toán trong phạm vị quốc gia.
  • Thẻ tín dụng quốc tế: có thể thực hiện thanh toán ở cả trong và ngoài nước.

Thẻ ghi nợ là gì?

Thẻ ghi nợ (tiếng Anh được gọi là Debit Card) là thẻ được phát hành liên kết với tài khoản ngân hàng của bạn, bạn có số dư tài khoản bao nhiêu thì bạn chỉ có thể thực hiện thanh toán bấy nhiêu. Thẻ ghi nợ còn được tích hợp nhiều chức năng khác như rút tiền mặt, thanh toán, chuyển khoản, gửi tiết kiệm,…

Như vậy, chúng ta đã thấy được sự khác nhau cơ bản nhất giữa thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ. Thẻ tín dụng là hình thức chi tiêu trước, trả ngân hàng sau. Thẻ ghi nợ là hình thức gửi tiền vào ngân hàng trước, chi tiêu sau.

Hiện nay thẻ ghi nợ cũng được phân thành hai loại:

  • Thẻ ghi nợ nội địa: là loại thẻ có phạm vi sử dụng để thanh toán cho các giao dịch trong nước. Bạn có thể sử dụng loại thẻ này để thanh toán khi mua sắm ở bất cứ đâu cung cấp dịch vụ quẹt thẻ hoặc chuyển khoản với điều kiện những cửa hàng hay dịch vụ này phải ở trong lãnh thổ quốc gia bạn. Tùy theo từng ngân hàng mà mức phí sử dụng thẻ ghi nợ nội địa sẽ khác nhau, nhưng thương thẻ được sử dụng miễn phí.
  • Thẻ ghi nợ quốc tế: chức năng sử dụng tương tự với thẻ ghi nợ nội địa nhưng phạm vi sử dụng lớn hơn, ở mức toàn thế giới. Khác với thẻ nội địa, khách hàng sử dụng thẻ ghi nợ quốc tế phải chịu một khoản phí nhất định.
Thẻ tín dụng là gì? Cách phân biệt thẻ tín dụng với thẻ ghi nợ? Cách rút tiền từ thẻ tín dụng
Thẻ tín dụng là gì? Cách phân biệt thẻ tín dụng với thẻ ghi nợ? Cách rút tiền từ thẻ tín dụng

Phân biệt thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ

Khi nắm được khái niệm và cách thức thanh toán của từng loại thẻ, bạn đã hình dung sơ bộ về sự khác nhau giữa hai loại thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ. Chúng tôi sẽ cung cấp thêm cho bạn sự đối chiếu hai loại thẻ này để bạn có cái nhìn rõ ràng, chính xác và không nhầm lẫn.

Cấu tạo thẻ

Thẻ tín dụng: Mặt trước có chữ “Credit” (một số ngân hàng có thể không có) kèm theo các thông tin: logo ngân hàng và logo thương hiệu liên kết phát hành (JCB, Visa, Mastercard), tên chủ thẻ, số thẻ, thời gian hiệu lực thẻ. Mặt sau có dãy số bảo mật CVV/CVC và ô chữ ký dành cho chủ thẻ.

Thẻ ghi nợ: Mặt trước có dòng chữ “Debit” kèm theo biểu tượng của tổ chức phát hành gồm logo ngân hàng và logo của tổ chức liên kết (Visa, Mastercard). Ngoài ra còn có các thông tin như tên chủ thẻ, số thẻ, thời gian hiệu lực thẻ. Mặt sau có dải băng từ chứa thông tin thẻ đã được mã hóa.

Mức chi tiêu

Thẻ tín dụng: Dựa vào hạn mức ngân hàng cung cấp cho chủ thẻ. Khách hàng có thể thanh toán mà không cần có tiền trong thẻ. Sau đó tới kỳ hạn thanh toán chủ thẻ có nhiệm vụ phải trả tiền lại đầy đủ cho ngân hàng.

Thẻ ghi nợ: Nhỏ hơn hoặc bằng  số tiền có trong tài khoản.

Điều kiện mở thẻ

Thẻ tín dụng: Người mở thẻ phải có công việc ổn định, hồ sơ chứng minh thu nhập, sao kê thu nhập trung bình mỗi tháng, hợp đồng lao động, giấy tờ tài sản sở hữu (tùy theo từng ngân hàng và loại thẻ, Ngân hàng sẽ yêu cầu loại giấy tờ phù hợp)

Thẻ ghi nợ: Chỉ cần có chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân.

Ưu điểm và nhược điểm của thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ

Ưu điểm thẻ tín dụng

  • Hưởng nhiều chương trình ưu đãi, nhận nhiều voucher khuyến mại và có thể được hoàn tiền chi tiêu (mức hoàn tùy từng loại thẻ và tùy theo quy định của mỗi ngân hàng).
  • Giúp khách hàng chủ động giám sát mức chi tiêu của mình dựa vào sao kê hàng tháng.
  • Vay tiền qua tín dụng không cần trả lãi nếu trả nợ tín dụng đúng hoặc trước thời hạn.
  • Là một phương thức tận dụng vốn của ngân hàng để chi tiêu, giúp khách hàng có nguồn tài chính hỗ trợ.

Nhược điểm thẻ tín dụng

  • Nếu trả nợ sau thời hạn quy định, khách hàng sẽ bị tính lãi suất khá cao cho dư nợ chưa thanh toán.
  • Khách hàng cần kiểm soát chi tiêu và ghi nhớ ngày hoàn trả khoản chi tiêu đúng hạn để không phát sinh chi phí.

Ưu điểm thẻ ghi nợ

  • Thay thế cho tiền mặt, hạn chế các rủi ro, có thể quản lý chi tiêu thông qua việc thanh toán trên các ứng dụng thương mại điện tử, mua hàng online
  • Có tính bảo mật và an toàn cao vì thẻ được cấu tạo bằng thẻ từ gắn chip
  • Có thể thanh toán 24/7 với thao tác đơn giản, bảo mật và không mất thêm bất cứ chi phí nào
  • Không có hạn mức tín dụng, chỉ có hạn mức chuyển khoản theo ngày
  • Có thể rút tiền mặt một cách nhanh chóng, thuận tiện với chi phí rẻ

Nhược điểm thẻ ghi nợ

  • Cần phải có tài khoản dương mới có thể sử dụng được thẻ
  • Không được chi tiêu vượt khả năng thanh toán (vượt số dư trong thẻ)
  • Ít được hưởng những chính sách ưu đãi như thẻ tín dụng

Cách rút tiền mặt từ thẻ tín dụng

Hiện nay có 2 cách chính thống để rút tiền từ thẻ tín dụng đó là rút tiền trực tiếp qua cây ATM và liên lạc qua tổng đài ngân hàng cấp thẻ. Chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cụ thể từng cách như sau:

Rút  tiền mặt từ thẻ tín dụng qua cây ATM

Các thao tác rút tiền bằng thẻ tín dụng cũng tương tự như các loại thẻ khác khi rút ở ATM, như sau:
Bước 1: Đến điểm đặt cây ATM gần nhất.

Bước 2: Cho thẻ vào máy ATM và nhập mã PIN.

Bước 3: Ấn chọn số tiền mà bạn muốn rút.

Bước 4: Nhận tiền và nhận lại thẻ

Rút tiền mặt từ thẻ tín dụng qua tổng đài của Ngân hàng

Bước 1: Gọi điện đến hotline của ngân hàng phát hành thẻ và đăng ký rút tiền mặt từ thẻ tín dụng của bạn.

Bước 2: Sau khi trao đổi số tiền mà bạn muốn rút với giao dịch viên, khoản tiền đó sẽ được giải ngân trực tiếp vào tài khoản thanh toán (thẻ ATM) của bạn.

Bước 3: Đến cây ATM gần nhất và thực hiện rút số tiền vừa được giải ngân.

Những lưu ý khi rút tiền từ thẻ tín dụng

Chỉ rút qua những hình thức chính thống từ ATM hoặc trực tiếp liên hệ với ngân hàng

Hiện nay có một số tổ chức, nhóm cá nhân mạo danh ngân hàng gọi điện, liên hệ đến khách hàng để cung cấp dịch vụ rút tiền mặt từ tài khoản thẻ tín dụng. Khi có bất kỳ một sự nghi ngờ nào, bạn cần gọi điện đến hotline hoặc đến tận ngân hàng để liên hệ trực tiếp, bởi những tổ chức, nhóm cá nhân là lửa đảo. Đây là một hành vi vi phạm pháp luật mà bạn cần đề phòng, tránh bị rơi vào bẫy của kẻ lừa đảo.

Hạn mức rút

Tuỳ theo từng ngân hàng cung cấp thẻ tín dụng sẽ có những hạn mức rút tiền mặt khác nhau. Thông thường hạn mức rút tiền mặt thẻ tín dụng của các ngân hàng tối đa 70% hạn mức tiền trong thẻ. Điều này đảm bảo khách hàng sẽ không rút tiền vô tội vạ dẫn đến tình trạng không đủ khả năng chi trả sau này.

Phí rút tiền mặt và cách tính lãi suất

Mỗi ngân hàng sẽ có những mức phí rút tiền mặt và lãi suất từ việc rút tiền từ thẻ tín dụng khác nhau. Và điều chắc chắn rằng, mức phí và lãi này được tính rất cao. Mức phí rút tiền mặt thẻ tín dụng của đa số ngân hàng rơi vào khoảng 1% đến 4%/ tháng. Lãi suất với số tiền bạn rút sẽ được tính lãi với mức dao động từ 18%/năm trở lên. Cũng có những ngân hàng áp dụng lãi suất lên đến 30%/năm.

Mức phí rút tiền mặt thẻ tín dụng(*)Thẻ tín dụng đang áp dụng (hạng chuẩn)
4% tối thiểu 100.000đNgân hàng ACB, Ngân hàng Tpbank, Ngân hàng Techcombank
2% tối thiểu 100.000đNgân hàng OCB
4% tối thiểu 60.000đNgân hàng Eximbank, Ngân hàng Sacombank, Ngân hàng SHB, Ngân hàng VIB
3% tối thiểu 60.000đNgân hàng SCB
4% tối thiểu 55.000đNgân hàng Vietinbank
2% tối thiểu 55.000đNgân hàng HDbank
4% tối thiểu 50.000đNgân hàng HSBC, Ngân hàng LienVietPostBank, Ngân hàng PVcombank, Ngân hàng Vpbank. Ngân hàng ABBank, Ngân hàng MaritimeBank, Ngân hàng Vietcombank
3% tối thiểu 50.000đNgân hàng Citibank, Ngân hàng BIDV
2% tối thiểu 20.000đNgân hàng Agribank
1% tối thiểu 10.000đNgân hàng FE Credit
Miễn phíNgân hàng Viet Capital Bank

Lưu ý(*):

Mức phí 4% tối thiểu 100.000đ được hiểu như sau: Nếu như bạn rút 1 triệu đồng từ thẻ tín dụng, mức phí phải trả cho ngân hàng là 4% = 40.000đ. Nhưng mức tối thiểu ngân hàng quy định là 100.000đ vì vậy bạn sẽ phải mất 100.000đ phí thì mới có thể rút được 1 triệu đồng thay vì 40.000đ theo công thức. Tương tự đối với các mức phí khác.

Có thể thấy việc rút tiền mặt từ thẻ tín dụng rất hữu ích đặc biệt trong trường hợp bạn cần những khoản tiền mặt gấp. Nhưng mặt trái của cách thức này là bạn phải trả mức phí và lãi suất rất cao. Do đó, trước khi rút tiền thẻ tín dụng hãy cân nhắc kỹ lưỡng để tránh rủi ro nợ tín dụng.

Hy vọng bài viết đem đến cho bạn những thông tin hữu ích.

Cảm ơn bạn đọc đã theo dõi bài viết

Bài viết liên quan

Cây phượng vĩ – Ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc cây phượng vỹ nhuộm đỏ cả góc trời

Cây phượng vĩ là loại cây gắn với tuổi học trò của mỗi người với [...]

Cây hoa nguyệt quế. Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc cây hoa nguyệt quế cho sân vườn

Những chậu hoa nguyệt quế xanh mướt điểm xuyết sắc hoa trắng tinh khôi làm [...]

Cây thủy sinh là gì? Lợi ích và cách nuôi trồng và chăm sóc cây thủy sinh

Chắc chắn các bạn đã từng mê mẩn trước những chậu cây thủy sinh khoe [...]

Cây bàng Đài Loan – Tìm hiểu đặc điểm, công dụng cũng như kỹ thuật trồng và chăm sóc cây bàng

Hiện nay xu hướng trồng cây xanh trong nhà hoặc trước sân vườn đang được [...]

10 loại cây trồng trong nhà dễ trồng làm nổi bật không gian nội thất

Từ những lợi ích thiết thực mà cây cảnh mang đến cho không gian ngôi [...]

Cây phát tài phát lộc – Cây trồng nội thất mang phong thủy tốt lành

Mỗi dịp Tết đến xuân về, những bình, chậu hay cành phát tài phát lộc [...]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *