Những lưu ý khi đến hội đền Bà Chúa Kho Bắc Ninh
Tóm tắt nội dung bài viết
Mỗi dịp tết đến xuân sang là mọi người tứ xứ sẽ đổ về đền bà chúa kho, đặc biệt là những người làm ăn kinh doanh, để cầu mong một năm mới làm ăn phát đạt và thuận lợi hơn. Vậy ý nghĩa đền Bà Chúa Kho là gì? Tại sao được nhiều người đến dâng hương dâng lễ đến như vậy? Mời các bạn tìm hiểu qua bài viết dưới đây của Công Decor nhé!
Đền Bà Chúa Kho ở đâu?
Đền Bà Chúa Kho là một ngôi đền nằm trên ngọn núi Kho, thuộc khu Cổ Mễ, phường Vũ Ninh, thành phố Bắc Ninh. Là nơi thờ một vị thánh nhân có công rất lớn đối với nước ta từ thời phong kiến nhà Lý. Đây cũng là một trong những địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng cả trong và ngoài nước. Nơi đây đã thu hút hàng trăm hàng nghìn người đến lễ bái vào mỗi dịp đầu năm mới, đặc biệt là những người làm ăn kinh doanh buôn bán. Ngoài ra, đền Bà Chúa Kho không chỉ mang giá trị về mặt tâm linh mà còn có giá trị lịch sử nằm trong quần thể di tích Đình – Chùa – Đền tại khu Cổ Mễ.
Theo sử sách còn lưu lại, nguồn gốc của đền Bà Chúa Kho có liên quan đến sự kiện Lý Thường Kiệt lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược vào năm 1076. Lúc bấy giờ, làng Cổ Mễ được chọn là nơi đặt kho lương của nhà Lý trong trận chiến trên sông Như Nguyệt. Và người con gái trông coi kho lương thực ấy chính là công chúa Thanh Bình. Bà là người cai quản kho lương thực, kho tiền vàng của một vùng và nơi mà Bà đặt làm vị trí cất giấu của cải của triều đình. Vào ngày 12 tháng Giêng năm Đinh Tỵ (!077), bà bị giặc giết trong lúc phát lương cứu dân làng. Nhà vua biết tin đã đích thân sai người xây đền để tưởng nhớ công ơn tại núi Kho thuộc tỉnh Bắc Ninh và gọi bà với sự tôn kính là bà chúa kho. Và cứ đến ngày 12/1 âm lịch hàng năm sẽ là thời điểm diễn ra lễ hội đền Bà Chúa Kho để mọi người đến dâng hương tưởng nhớ công lao của bà.
Hiện nay, đền Bà Chúa Kho mang nét đặc trưng của lối kiến trúc thời Nguyễn gồm gian Tiền Tế và Hậu cung, mỗi nơi đều 3 gian. Một số công trình dựng theo một trục dọc chạy từ chân núi đến lưng chừng núi như: Cung đệ tam, cung đệ nhị, cổng tam môn, tiền tệ,…
Lễ hội đền Bà Chúa Kho và các nghi lễ vay vốn
Lễ hội đền bà Chúa Kho được tổ chức vào ngày nào?
Lễ hội đền Bà Chúa Kho được tổ chức vào ngày 12/1 hàng năm và kéo dài đến ngày 15 tháng Giêng. Những ngày này, người dân từ khắp nơi đổ về Bắc Ninh để dâng hương cúng lễ, cầu bình an và tài lộc. Đặc biệt với những người làm ăn kinh doanh họ tới rất đông để “vay vốn” bà chúa kho, cầu mong bà sẽ phù hộ để công việc làm ăn phát đạt, may mắn và rước tài đón lộc về nhà. Và có “vay” thì sẽ có “trả”, dù bạn có làm ăn được hay không thì việc tạ lễ vào cuối năm hoặc đầu năm tới để hiện rõ lòng thành kính của mình. Đây cũng là niềm tin “đầu năm đi vay – cuối năm đi trả” được nhiều người thực hiện suốt bao đời nay.
Xem thêm: Các mẫu thác khói trầm hương phật dược sư đẹp tại cửa hàng Công Decor 390 Trần Khát Chân – Hai Bà Trưng – Hà Nội
Những nghi lễ cần biết tại lễ hội đền bà chúa kho
Mặc dù đây chỉ là nghi lễ tâm linh nhưng chúng ta cần phải thành tâm và thành kính, như vậy ước nguyện mới có thể linh ứng. Để buổi dâng lễ dâng hương chỉn chu và thành tâm nhất, mọi người nên tìm hiểu và ghi nhớ những nghi lễ cần thiết tại lễ hội đền Bà Chúa Kho như sau:
Sắm lễ đền bà chúa kho
Việc sắm lễ của người dân khi đến Đền hoàn toàn là tùy tâm. Ngoài những món lễ cơ bản như hương khói, tiền vàng mã thì mọi người nên chuẩn bị lễ chay và lễ mặn đặt vào các ban thờ. Mỗi đồ lễ sẽ được đặt riêng vào từng ban thờ khác nhau, nếu mọi người chưa nắm rõ có thể tham khảo nội dung dưới đây.
- Lễ chay sẽ được đặt vào ban thờ thánh Mẫu, ban Phật và Bồ Tát: Hương, hoa, trà, bánh, trái cây,…|
- Lễ mặn chỉ được đặt một ban duy nhất ở ban Công Đồng Tứ Phủ: Gà, Lợn, Giò, Xôi,…
- Lễ đồ sống được đặt ở hạ ban Công Đồng Tứ Phủ: gạo, trứng, muối,..
- Cỗ sơn trang: đậu phụ nướng, nếp cẩm,..
- Lễ bàn thờ Cô – Cậu: Oản, trái cây, gương, lược, quần áo, trang sức, đồ chơi,..
- Lễ thần Thành Hoàng, Thư Điền: Các món lễ phải là đồ chay.
Mặc dù chỉ là nghi lễ tâm linh nhưng đồ lễ phải được chuẩn bị cẩn thận, thành tâm và quan trọng phải giữ lời hứa có “vay” có “trả”. Thậm chí, nhiều người còn ghi rõ trong sớ là vay bao nhiêu, làm gì, vay bao lâu sẽ “trả”, vay một trả ba,…Nhưng đã “vay” là phải “trả”. Dù làm ăn có được hay mất thì cũng phải giữ đúng lời hứa. Đó cũng chính là chữ “TÍN” mà chúng ta cần thực hiện trong cuộc sống.
Công Decor gợi ý trình tự dâng lễ tại đền
Tại đền Bà Chúa Kho có 8 ban thờ, trong đó có 4 gian chính là Tiền tế – Phủ Công Đồng – Đệ Nhất cung – Đệ nhị Cung. Mọi người có thể tham khảo trình tự dâng lễ tại Đền như sau:
Đầu tiên, dâng lễ tại Đền Trình, khấn vái thổ công, các vị cai quản để xin phép đến Đền dâng hương.
Tiếp theo là dâng hương đền bà chúa kho. Trong quá trình đợi cháy hết 1 nén hương, bạn có thể đặt lễ và dâng hương tại các ban khác. Sau khi hết 1 nén hương, bạn thắp thêm một nén nữa, vái 3 lạy rồi hạ lễ lấy vàng mã ra đốt.
Trừ những lễ tại bàn thờ Cô – Cậu sẽ để nguyên, không nên mang về sử dụng thì những đồ lễ khác có thể hạ xuống sau khi hóa sớ xong.
Những điều cần lưu ý khi tới đền Bà Chúa Kho
Đền Bà Chúa Kho là nơi linh thiêng mang giá trị về mặt tâm linh và văn hóa sâu sắc. Chính vì vậy, mọi người cần lưu ý một số điều sau để tham dự đền Bà Chúa Kho được chu toàn, hoàn hảo:
- Không được lấy cắp tiền cúng tại ban thờ, hòm công đức.
- Không vẽ bậy hoặc treo bất cứ thứ gì lên các tượng thờ xung quanh.
- Những đồ sắm lễ, nếu có thể, hãy chuẩn bị từ nhà, tránh tình trạng mua phải đồ đắt khi mua tại đền.
- Mọi người cần ăn mặc gọn gàng, lịch sự, không được mặc đồ hở hang gây phản cảm.
- Nên đi giày thể thao để dễ dàng di chuyển
Lễ hội đền Bà Chúa Kho sẽ có rất nhiều người tới, do vậy, để tránh tình trạng mất mát tài sản, bạn nên mang ít tiền mặt và không nên đeo nhiều trang sức đắt tiền.
Trên đây là những thông tin về đền Bà Chúa Kho Bắc Ninh mà Công Decor muốn giới thiệu đến bạn. Nếu như bạn có ý định đến đền vào đầu xuân năm mới này hãy lưu lại những thông tin trên đây để có chuyến đi hoàn hảo nhé.
Bài viết liên quan
Ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc cây thủy tùng
Hiện nay, việc mua cây cảnh để trang hoàng cho không gian nhà ở đang [...]
Th12
Bí kíp lựa chọn và bảo quản đồ trang trí trong nhà bằng thủy tinh sáng bóng và đẹp long lanh
Đồ trang trí là một phần không thể thiếu trong việc trang trí nội thất [...]
Th12
3 Món đồ trang trí phòng trưng bày ở đâu, kéo may mắn đến đấy!
Bạn đã từng nghe nói về việc sử dụng món đồ trang trí để mang [...]
Th12
Mẹo chọn đồ trang trí phòng theo phong cách hiện đại
Nội thất và trang trí phòng là yếu tố quan trọng để tạo nên không [...]
Th12
Cách trang trí nhà đẹp và kinh nghiệm chọn Shop bán đồ decor trang trí nhà
Trang trí nhà là một trong những việc làm quan trọng để tạo nên không [...]
Th12
Bí kíp phối đồ decor trang trí nội thất cho homestay đẹp miễn chê
Homestay là một trong những lựa chọn nghỉ dưỡng phổ biến hiện nay, đặc biệt [...]
Th12