Bật mí kỹ thuật trồng và chăm sóc sen đá

Bật mí kỹ thuật trồng và chăm sóc sen đá chuẩn nhà vườn

Những chậu sen đá nhỏ xinh được trưng bày ở góc ban công hay trên bàn làm việc luôn luôn thu hút được sự chú ý của mọi người. Ai ai cũng muốn làm đẹp không gian bằng vài cây tiểu cảnh nhỏ xinh như sen đá, nhưng ít ai biết rằng sen đá là một loại cây dễ trồng nhưng khá khó chăm. Chính vì vậy, trong bài viết này, chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc kỹ thuật trồng và chăm sóc sen đá để cây không bị úng, thối rễ. Cùng theo dõi ngay nhé!

Tìm hiểu chung về loại sen đá

Sen đá ở Việt Nam là tên gọi được đặt dành cho rất nhiều loại cây mọng nước. Nhìn những chậu sen đá có mặt ở rất nhiều nơi, ta hiểu nhầm rằng sen đá rất dễ chăm, nhưng sự thật lại không phải thế. Ở điều kiện khí hậu ôn hòa như Đà Lạt thì sen đá dễ trồng và tự phát triển được tốt, nhưng ở những khu vực khác, nếu bạn để sen đá chịu nhiều nước mưa, rễ sẽ bị thối, ủng từ bên trong khiến cho lá sen đá dần yếu và rụng. Ngược lại, nếu để sen đá ở nơi quá khô hạn, cây sẽ không được mọng nước mà khô héo và chết dần.

Bí mật cách trồng và chăm sóc cây sen đá chuẩn
Bí mật cách trồng và chăm sóc cây sen đá chuẩn

Khó tính vậy, nhưng sen đá lại là cây ngoài trời, nên không thể để mãi trong nhà để tưới tắm, chăm sóc được. Ở dưới, mình sẽ gợi ý bạn cách trồng và chăm cây đúng chuẩn nhé.

Sen đá là cây phát triển phụ thuộc vào nắng và chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm. Vì vậy ở những nơi ngày nắng đẹp, đêm se lạnh thì cứ để là cây tự xanh tốt. Còn với khu vực khác, chúng ta cần bỏ túi kỹ thuật chăm cây.

Kỹ thuật trồng cây sen đá

Nguyên liệu:

Trấu nguyên vỏ
Xỉ than đập nhỏ vụn
Xơ dừa đảm nhiệm chức năng giữ độ ẩm
Phân hữu cơ (phân mục hoặc phân trùn quế đều được, nếu không có phân bạn có thể thay bằng mùn cưa)

Tỷ lệ:

Trấu nguyên vỏ – xỉ than – xơ dừa – phân hữu cơ trộn đều với tỷ lệ 3-6-3-1.
Kỹ thuật để xác định giá thể đảm bảo tiêu chuẩn để đem trồng sen đá, đó là bạn thử nắm một nắm giá thể sau khi trộn, bóp chặt, thả tay ra mà đất vẫn tơi xốp, không bị vón cục, thì đã đạt yêu cầu.

Chọn nơi trồng:

Nếu bạn trồng ở ban công hoặc những nơi ngoài trời, bạn nên chọn: chỗ nắng nhẹ, có đáy thoát nước tốt. Với những nơi có nắng gắt, thì nên phủ một lớp lá hoặc rơm mục lên mặt đất để tránh bay hơi.
Nếu bạn trồng trong chậu, thì điều kiện tiên quyết là chậu đó phải thoát nước tốt, sẽ không quy định nghiêm ngặt gì về chất liệu hay hình dáng chậu.

Tỉa rễ cho cây sen đá mới mua về

Sau khi bỏ hết giá thể của chậu cây cũ, bạn nên tỉa bớt rễ phụ, chỉ để lại 1,5 đến 2cm rễ chính, đồng thời bỏ hết những lá héo. Sau đó đặt cây ở nơi khô ráo, phơi rễ khoảng 5 đến 7 ngày, tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp.
Cắt gốc (với những cây đã hỏng bộ rễ hoặc thân quá dài)
Cắt ngang gốc cây, để gốc cách phần lá khoảng 1,5 đến 2cm. Phơi cây nằm ngửa ở chỗ thoáng mát khoảng 5-7 ngày. Sau khi cắt gốc, thấy gốc cắt phun rễ là có thể đem đi trồng.

Chăm sóc sen đá chuẩn

Tưới nước:

Chúng ta nên điều chỉnh theo tình hình thời tiết. Nếu ngày nắng nóng dài, chúng ta phải tưới nước cho cây ít nhất 2 lần/ngày vào sáng sớm và chiều tố. Tránh để tình trạng cây thiếu nước. Nếu ngày mưa dài thì chúng ta sẽ không tưới nước, thay vào đó, nếu mưa quá nhiều, chúng ta tìm cách thoát nước nhanh hơn để tránh tình trạng cây thối rễ. Sen đá có bộ rễ khá yếu, nên chúng ta cần điều chỉnh lượng nước cho phù hợp nhé.

Bón phân

Thực chất sen đá không cần quá nhiều chất dinh dưỡng để phát triển tốt. Bạn có thể trộn phân trùn quế trực tiếp vào giá thể để cây hấp thụ hoặc bổ sung phân đạm tan chậm 3 đến 4 tháng/ lần, ưu tiên dùng phân NPK vàng 14-14-14.

Một vài mẹo nhỏ cho các bạn trồng sen đá ở chậu thì chúng ta nên xoay chậu thường xuyên để rễ cây phát triển đều, cây đón nắng ở nhiều mặt. Nếu bạn giữ nguyên tư thế chậu trong thời gian dài, cây sẽ có xu hướng mọc nghiêng về một phía theo hướng nắng.

Trên đây là những chia sẻ từ kinh nghiệm đúc rút của những người “nghiện sen đá” lâu năm. Hy vọng một vài lưu ý nhỏ này có thể giúp bạn đọc trồng và chăm sóc thành công những cây sen đá xinh xắn, xanh tươi.

Chúc bạn thành công!

Bài viết liên quan

Ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc cây thủy tùng 

Hiện nay, việc mua cây cảnh để trang hoàng cho không gian nhà ở đang [...]

Bí kíp lựa chọn và bảo quản đồ trang trí trong nhà bằng thủy tinh sáng bóng và đẹp long lanh

Đồ trang trí là một phần không thể thiếu trong việc trang trí nội thất [...]

3 Món đồ trang trí phòng trưng bày ở đâu, kéo may mắn đến đấy!

Bạn đã từng nghe nói về việc sử dụng món đồ trang trí để mang [...]

Mẹo chọn đồ trang trí phòng theo phong cách hiện đại

Nội thất và trang trí phòng là yếu tố quan trọng để tạo nên không [...]

Cách trang trí nhà đẹp và kinh nghiệm chọn Shop bán đồ decor trang trí nhà

Trang trí nhà là một trong những việc làm quan trọng để tạo nên không [...]

Bí kíp phối đồ decor trang trí nội thất cho homestay đẹp miễn chê

Homestay là một trong những lựa chọn nghỉ dưỡng phổ biến hiện nay, đặc biệt [...]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *