Đi lễ đền ông Hoàng Bảy cầu gì? Kinh nghiệm đi lễ đền ông Hoàng Bảy
Tóm tắt nội dung bài viết
Đền ông Hoàng Bảy (hay còn gọi là đền Bảo Hà) là ngôi đền nổi tiếng linh thiêng và cổ kính. Đây cũng là khu di tích lịch sử văn hóa quốc gia được nhiều người biết đến. Nhất là khi đến khoảng thời gian đầu năm và giữa tháng 7 âm lịch, mọi người tứ xứ sẽ đổ về đây đề dâng hương dâng lễ, cầu tài cầu phúc. Để buổi dâng lễ diễn ra suôn sẻ và thuận lợi, Công Decor xin chia sẻ một số Kinh nghiệm đi đền ông Hoàng Bảy tại bài viết dưới đây. Mời các bạn cùng đón đọc nhé!
Lịch sử đền ông Hoàng Bảy
Tương truyền rằng, ông Hoàng Bảy (hay còn gọi là ông Bảy Bảo Hà) là con của Ngọc Hoàng. Vào cuối thời nhà Lê, ông nhận lệnh vua cha xuống trần làm con của một nhà họ Nguyễn, sau khi lớn lên ông trở thành một vị tướng giỏi của triều đình nhà Lê. Sau khi giặc phương Bắc từ Vân Nam sang nước ta cướp bóc, ông đã đưa quân ngược theo sông Hồng lên đánh đuổi và trấn giữ vùng ải biên cương. Từ đó, ông đã ở lại nơi đây và gây dựng nên vùng đất mới.
Nhưng sau đó, giặc phương Bắc vẫn thường xuyên tràn sang cướp bóc, ông Hoàng Bảy thường xuyên phải đưa quân đi dẹp giặc. Trong một trận chiến không cân sức, ông đã hi sinh và trôi theo dòng sông Hồng. Kỳ lạ thay, xác ông trôi đến khu vực Bảo Hà thì dừng lại, trời chuyển gió, mây vần vũ kết thành hình con ngựa lớn, thi thể ông bỗng phát ra hào quang lộng lẫy. Sau đó, hồn ông từ từ rời khỏi xác và nhảy lên lưng ngựa rồi vút đi đến đền Bảo Hà ngày nay. Lúc này, bầu trời đột nhiên xuất hiện những đám mây ngũ sắc và kết thành hình “tứ linh chầu hội”. Kể từ đó, người dân nơi đây đã lập đền thờ Ông tại đây với tên gọi là Đền ông Hoàng Bảy (hay còn gọi là đền ông Bảy Bảo Hà).
Đây là ngôi đền nổi tiếng linh thiêng với phong cảnh vô cùng hữu tình: trên bến, dưới thuyền. Lưng đền tựa vào núi, mặt đền hướng theo dòng nước sông Hồng và xung quanh được ôm bởi núi rừng bao la. Không chỉ mang giá trị về mặt tâm linh và văn hóa, đền ông Hoàng Bảy còn trở thành địa điểm du lịch tâm linh được nhiều người đến dâng hương cầu may. Đặc biệt vào các dịp đầu năm và rằm tháng 7 âm lịch.
Thời gian tốt nhất để đi lễ Đền ông Hoàng Bảy
- Lễ Thượng Nguyên vào ngày rằm tháng giêng.
- Lễ tiệc quan tuần tranh vào ngày 25/5 âm lịch.
- Lễ Tết muộn vào Tất niên.
Ngày giỗ chính của ông vào ngày 17/7 âm lịch hàng năm.
Tháng 7 âm lịch hàng năm là thời gian đền ông Hoàng Bảy đông đúc và tấp nập nhất. Kẻ vào người ra, ngựa mã xếp thành hàng dài đối mấy ngày không hết. Nếu mọi người muốn đi vào ngày này thì cần có sự chuẩn bị tốt về lễ lạt, đồ ăn, đồ uống, phương tiện đi lại,….
Xem thêm: Các mẫu thác khói trầm hương phật bà quan âm đẹp tìm về sự thanh tịnh
Đi lễ đền Ông Hoàng Bảy cầu gì?
Người xưa có câu “Cầu tài ông Bảy, cầu quan ông Mười”. Đây là câu nói được mọi người truyền tai nhau với ý nghĩa là: ai muốn cầu tú tài, cầu phúc lộc thì đến ông Hoàng Bảy; còn ai muốn cầu thăng quan tiến chức thì đến đền ông Hoàng Mười.
Có lẽ, chính vì vậy mà cứ đến tháng Giêng và tháng 7 âm lịch là mọi người ở tứ phương đổ về ngôi đền này. Trên tay là những thẻ hương, mâm lễ để đến tạ lễ ông Hoàng Bảy với mong muốn cầu tài cầu phúc. Không chỉ vậy, mọi người còn đến đây để cầu mong một năm mới an khang thịnh vượng, cuộc sống thuận lợi và gia đình hạnh phúc. Ngoài ra, do phong cảnh của đền ông Hoàng Bảy rất đẹp và bình yên nên nhiều người cũng chọn đến đây, một phần là du lịch tâm linh, một phần là để tìm lại cảm giác thảnh thơi sau một năm mệt nhoài.
Mâm lễ Ông Hoàng Bảy cần những gì? Lưu ý khi chọn đồ lễ
Với bất kỳ lễ đền hay lễ chùa nào cũng vậy, mâm lễ là tùy tâm của mỗi người, không nhất thiết phải quá nhiều, quan trọng nhất vẫn là cái tâm của người dâng lễ. Đối với lễ đền ông Hoàng Bảy cũng vậy, quan trọng tâm phải sáng mới là điều cần thiết. Còn phần dâng lễ hoặc tạ lễ, mọi người có thể chuẩn bị lễ mặn hoặc chay tùy tâm. Dưới đây là một số phần lễ mà mọi người có thể tham khảo.
Lễ chay: thuốc lá (bắt buộc phải có), trái cây, hoa tươi, chè, trầu, bánh kẹo, hương, tiền vàng mã,…
Lễ mặn: gà trống nguyên con, giò, xôi,..
Sớ: sớ cầu phúc, sớ cầu công danh, sớ tạ lễ ông,..
Sắm thêm cỗ ngựa tím cùng quần, áo, mũ, hia đầy đủ.
Một số lưu ý khi đi lễ đền ông Hoàng Bảy
Kêu cầu gia tiên chu đáo
Việc quan trọng nhất khi đi lễ hoặc cầu cúng ở bất cứ đâu, là mọi người nên kêu cầu gia tiên cẩn thận trước khi đi và thận trọng khi hứa đi hay hứa tham gia. Đi lễ ông Hoàng Bảy cũng vậy, mọi người nên kêu cầu gia tiên nhà mình để “họ” sẽ bẩm báo các quan cai quản rằng “Mâm lễ này, hay đĩa quả này, tiền này… là của dòng họ… con cháu nhà tôi dâng cúng, xin các ngài lưu tâm cho”.
Đi đến nơi, về đến chốn
Nếu mục đích của mọi người là đi lễ đền ông Bảy, hãy đi thẳng đến đền và lễ xong xuôi rồi hãy đi. Nhiều trường hợp khi đi lễ mà rẽ ngang rẽ dọc thường hay gặp phải những sự cố không mong muốn. Đây là gia tiên của mọi người đang quở trách vì đã không đến đúng hẹn. Đây thực chất chỉ là giả thiết tâm linh, tuy nhiên, có thờ có thiêng – có kiêng có lành, các bạn hãy để ý để buổi lễ diễn ra suôn sẻ nhất.
Đồ lễ tươi tốt, không ham của rẻ
Để tiết kiệm chi phí đồ lễ nhất, mọi người hãy sắm lễ ngay ở nhà. Tuy nhiên, các bạn cần lưu ý phải chọn đồ tươi tốt và chất lượng. Khi sắm lễ không kì kèo mặc cả, chê bôi hàng hóa hay nợ tiền.
Hương cháy ⅔ mới được hạ lễ
Khi đặt lễ hãy cầu khẩn thành tâm, không vội vàng, không suy nghĩ những điều không liên quan; đọc đúng tên – tuổi – quê quán để các thánh, thần chứng giám. Sau khi đợi lúc hương cháy ⅔ hương mới được tạ lễ, tốt hơn thì nên để hương cháy hết rồi hẵng hạ.
“Đã dâng các ngài thì đừng tiếc, đã tiếc thì đừng dâng”.
Công đức không cần ai ghi nhận
Sau khi lễ xong, mọi người có thể đi đến hòm công đức để ủng hộ. Tuy nhiên, công đức của bản thân không cần ai phải ghi nhận. Công đức xuất phát từ tâm của mình, làm việc tốt không ai ghi nhận thì cái phúc của mình mới được lâu bền.
Trên đây là một số thông tin về đền ông Hoàng Bảy mà Công Decor muốn chia sẻ với các bạn. Hy vọng qua bài viết này, mọi người sẽ có sự chuẩn bị kỹ lưỡng để chuyến đi lễ đền ông Hoàng Bảy diễn ra suôn sẻ nhất. Và mọi người hãy nhớ rằng, quan trọng nhất vẫn là lòng thành tâm và sự tôn kính của mình chứ không phải lễ cao cỗ đầy. Có tâm ắt sẽ được các cụ, các ngài phù hộ cho cuộc sống an yên và may mắn. Chúc các bạn thành công và may mắn! Đừng quên theo dõi Công Decor để đọc thêm những bài viết khác về kinh nghiệm đi chùa, lễ đền nhé!
Bài viết liên quan
Ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc cây thủy tùng
Hiện nay, việc mua cây cảnh để trang hoàng cho không gian nhà ở đang [...]
Th12
Bí kíp lựa chọn và bảo quản đồ trang trí trong nhà bằng thủy tinh sáng bóng và đẹp long lanh
Đồ trang trí là một phần không thể thiếu trong việc trang trí nội thất [...]
Th12
3 Món đồ trang trí phòng trưng bày ở đâu, kéo may mắn đến đấy!
Bạn đã từng nghe nói về việc sử dụng món đồ trang trí để mang [...]
Th12
Mẹo chọn đồ trang trí phòng theo phong cách hiện đại
Nội thất và trang trí phòng là yếu tố quan trọng để tạo nên không [...]
Th12
Cách trang trí nhà đẹp và kinh nghiệm chọn Shop bán đồ decor trang trí nhà
Trang trí nhà là một trong những việc làm quan trọng để tạo nên không [...]
Th12
Bí kíp phối đồ decor trang trí nội thất cho homestay đẹp miễn chê
Homestay là một trong những lựa chọn nghỉ dưỡng phổ biến hiện nay, đặc biệt [...]
Th12