Cây ngô đồng là gì? có tác dụng gì trong y học

Cây ngô đồng là gì? Tác dụng của cây ngô đồng

Ngô đồng là loại thảo dược thiên nhiên có lợi cho sức khỏe và chữa được nhiều bệnh. Tuy nhiên, hiện nay có rất ít người biết đến công dụng và đặc điểm của nó. Vậy sau đây hãy cùng Công decor tìm hiểu cây ngô đồng là gì và tác dụng của cây ngô đồng qua bài viết dưới đây nhé!

Cây ngô đồng là gì?

Cây ngô đồng là thảo dược thiên nhiên có lợi cho sức khỏe và là loài thực vật có hoa thuộc họ Cẩm Quỳ. Cây ngô đồng được chia thành 2 loại đó là ngô đồng thân gỗ và ngô đồng cảnh. Mỗi loại cây có xuất xứ, tên gọi và công dụng khác nhau tuy nhiên nếu không cẩn thận thì sẽ bị nhầm giữa ngô đồng chữa bệnh và ngô đồng chứa độc tố. Sau đây, Công decor sẽ giúp các bạn tìm hiểu những đặc điểm của 2 loại trên để dễ phân biệt nhé!

Cây ngô đồng thân gỗ

Ngô đồng thân gỗ hay còn gọi là cây bo rừng, cây tơ xanh, cây tơ đồng có tên tiếng Anh là Chinese Parasol, tên khoa học là Firmiana Simplex và thuộc họ Trôm ( hay còn gọi là Sterculiaceae)

Cây có chiều cao trung bình từ 16 – 17m, đường kính từ 40 – 50 cm. Vỏ cây nhẵn nhụi, khi cây đã già vỏ cây sẽ chuyển sang màu xám. Lá cây là hình thù giống chân vịt phân thành 3 – 5 thùy, dài và rồng từ 8 – 35cm, không có răng cưa nhưng mặt dưới có lớp lông mềm. Hoa mọc rất nhiều có màu vàng kim. Quả cây ngô đồng gồm nhiều múi dẹt, vỏ cứng ghép lại với nhau thành hình tròn. Đặc biệt, loại quả này mang độc tố.

Cây ngô đồng cảnh

Cây ngô đồng cảnh hay dân gian thường gọi là dầu lai lá sen, cây dầu lai có củ, cây sen lục bình,…, có tên khoa học là Jatropha Podagrica và thuộc họ Thầu dầu ( Euphorbiaceae).

Loại cây này có thân phình ở gần gốc, có chiều cao trung bình khoảng 40- 100 cm. Cuống lá dài khoảng 10- 20cm, lá cây bóng, phiến lá to có màu xanh bóng và chuyển màu xanh đậm khi về già. Hoa có màu đỏ tươi và mọc thành chùm. Quả ngô đồng cảnh có hình bầu dục, thường có 3 hạt.

Cây ngô đồng là gì tác dụng của cây ngô đồng đối với sức khỏe
Cây ngô đồng là gì tác dụng của cây ngô đồng đối với sức khỏe

Tác dụng của cây ngô đồng

Chữa mụn nhọt

Nhựa ngô đồng có tác dụng mạnh trong việc kháng khuẩn, chống viêm. Vì thế, khi bị mụn nhọt hãy lấy phần nhựa của nó và bôi lên vùng da bị mụn nhọt. Với phương pháp này hãy nên thực hiện đều đặn mỗi ngày để giảm tình trạng mưng mủ, giảm sưng viêm hiệu quả nhất.

Chữa ho ra máu, ho gà

Khi bạn đang gặp tình trạng này thì có thể sử dụng thân hoặc cuống lá rửa sạch và sắc lấy nước uống. Khi uống thường xuyên sẽ giúp giảm nhanh cơn ho và cho được hiệu quả tốt nhất.

Ngừa nhiễm trùng vết thương

Khi bị đứt tay, bị trầy xước ngoài da thì có thể sử dụng lá cây ngô đồng đắp trực tiếp lên vết thương và giữ cho vết thương không bị dính nước để tránh gây ra tình trạng nhiễm trùng.

Trị ghẻ lở lâu ngày

Lá ngô đồng có hiệu quả rất cao trong việc trị ghẻ lở, tình trạng ngứa ngáy vì lá ngô đồng sẽ làm dịu da, làm lành da nhanh và các nốt ghẻ sẽ không còn nữa.

Chữa sa tử cung

Đối với phụ nữ, khi mắc bệnh sa tử cung thì có thể sử dụng cuống lá của cây ngô đồng để trị. Cuống là cần phải rửa sạch và giã nát chúng sau đó đắp trực tiếp lên vùng tử cung bị sa. Lưu ý với cách làm dân gian này thì cần phải hết sức cẩn thận để không làm ảnh hưởng đến tử cung và khả năng sinh sản.

Chữa hạch sưng đau

Đối với hạch sưng đau thì bài thuốc dân gian đó là lấy nhựa của cây ngô đồng để bôi vào phần da bị sưng hạch. Cách này nếu làm thường xuyên thì trình trạng cũng được cải thiện rõ rệt.

Nhuộm đen tóc

Một trong những công dụng ít ai biết của cây ngô đồng đó là nhuộm tóc đen rất hiệu quả, giúp tóc mềm mượt, bóng khỏe, giản tình trạng rụng tóc. Nên sử dụng thường xuyên để có mái tóc đen, đẹp như ý muốn.

Chữa bệnh phong thấp

Phong thấp là nguyên nhân gây ra các triệu chứng đau nhức, ra nhiều mồ hôi tay. Để chữa trị bệnh này thì cần phải lấy rễ của cây ngô đồng đun nước để uống. Thực hiện kiên trì hàng ngày sẽ giúp bệnh mau chóng được cải thiện.

Một số công dụng khác

Trong dân gian, ngô đồng còn có rất nhiều công dụng khác như chữa bệnh lòi dom, bệnh trĩ, thấp khớp, thấp khớp, lao phổi, bệnh hậu môn, bệnh sinh lý ở nam giới,…

Cách bảo quản

Dược liệu nếu đã được sơ chế thì cần phải để nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp để đảm bảo không ảnh hướng đến công dụng và giá trị của thuốc.

Bài viết liên quan

Ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc cây thủy tùng 

Hiện nay, việc mua cây cảnh để trang hoàng cho không gian nhà ở đang [...]

Bí kíp lựa chọn và bảo quản đồ trang trí trong nhà bằng thủy tinh sáng bóng và đẹp long lanh

Đồ trang trí là một phần không thể thiếu trong việc trang trí nội thất [...]

3 Món đồ trang trí phòng trưng bày ở đâu, kéo may mắn đến đấy!

Bạn đã từng nghe nói về việc sử dụng món đồ trang trí để mang [...]

Mẹo chọn đồ trang trí phòng theo phong cách hiện đại

Nội thất và trang trí phòng là yếu tố quan trọng để tạo nên không [...]

Cách trang trí nhà đẹp và kinh nghiệm chọn Shop bán đồ decor trang trí nhà

Trang trí nhà là một trong những việc làm quan trọng để tạo nên không [...]

Bí kíp phối đồ decor trang trí nội thất cho homestay đẹp miễn chê

Homestay là một trong những lựa chọn nghỉ dưỡng phổ biến hiện nay, đặc biệt [...]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *