Cây cau tiểu trâm hợp mệnh nào?

Ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc cây cau tiểu trâm

Ngày nay, với nhu cầu trang trí nhà cửa tăng cao, ai cũng muốn ngôi nhà của mình nhìn nổi bật, có điểm nhấn hơn từ những sắc xanh của cây cối thì cây cau tiểu trâm là một lựa chọn tuyệt vời. Vậy cây cau tiểu trâm là gì, chúng có ý nghĩa như thế nào mà lại được cho là sự lựa chọn tuyệt vời. Hãy cùng Công decor tìm hiểu và trả lời qua bài viết dưới đây nhé!

Đặc điểm của cây cau tiểu trâm

– Cau tiểu trâm có tên khoa học là Chamaedorea elegans, thuộc họ nhà Cau ( Arecaceae), có nguồn gốc ở Trung Mỹ, đặc biệt phát triển ở khu vực ranh giới giữa Thái Bình Dương và vùng biển nhiệt đới Caribe nhất là các nước Mexico và Guatemala. Cây cau tiểu trâm hiện nay đã có mặt ở nhiều các quốc gia trên thế giới trong đó rất phổ biến ở Việt Nam với tên gọi khác là dừa tụ thân. Dựa vào đặc điểm và điều kiện sinh sống, phát triển người ra chia cau tiểu trâm ra thành 2 loại chính đó là cau tiểu trâm trồng trong đất và cau tiểu trâm thủy sinh( trồng trong nước).

-Cau tiểu trâm là loại cây thân thảo hoá gỗ, sống thành bụi nhỏ, có thân nhỏ, thấp, chiều cao trung bình chỉ khoảng từ 20 – 30 cm. Tuy nhiên, cũng có loại cao từ 1,5 – 1,7m để phù hợp với mọi không gian trong ngôi nhà của bạn. Lá có hình dạng giống lá cau, nhọn dài hình mác, thưa và mềm, bóng, nhẵn, nổi rõ gân và có màu xanh đậm. Thân và bẹ có màu vàng nâu và sẽ đậm dần khi càng về già. Cau tiểu trâm là câu ưa sáng nhưng cũng có thể sinh trưởng và phát triển trong điều kiện bán dâm.

Ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc cây cau tiểu trâm
Ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc cây cau tiểu trâm

Ý nghĩa của cây cau tiểu trâm trong phong thủy

Ý nghĩa trong phong thủy

– Cau tiểu trâm tuy có hình dáng nhỏ bé nhưng luôn vươn cao mạnh mẽ, thể hiện sức sống trường tồn, ý chí mạnh mẽ vượt lên trên mọi khó khăn, thách thức. Vì thế, cây được coi là bùa hộ mệnh giúp gia chủ vượt qua được mọi thử thách gian nan và đến được thành công. Ngoài ra, trong phong thủy cau tiểu trâm còn có tác dụng trừ tà khí, cân bằng âm dương từ đó sẽ giúp khai thông vượng khí và gặp nhiều may mắn, an khang thịnh vượng trong cuộc sống.

Cau tiểu trâm hợp với người mệnh nào?

– Cau tiểu trâm mang trên mình một màu xanh mát nên rất hợp với người mệnh Mộc (bởi màu bản mệnh của Mộc là màu xanh lá cây) đặc biệt là mệnh mộc sinh năm 1972, 1973, 1988 và 1989. Theo các nhà phong thủy, cau tiểu trâm có thể giúp cân bằng cảm xúc, khắc chế tính nóng nảy, giúp người mệnh Mộc có thể làm chủ được cảm xúc để tránh những rắc rối xảy đến.

– Ngoài ra, nó cũng rất hợp với người mệnh Thủy. Bởi theo quy luật tương sinh tương khắc trong ngũ hành thì Thủy sinh Mộc.

Công dụng của cây cau tiểu trâm

Loài cây này có tác dụng làm sạch không khí, hấp thụ các chất có hại như bụi bẩn, bức xạ từ máy tính, xăng dầu, khói thuốc lá,… và đồng thời thải ra các chất có lợi cho sức khỏe.
Ngoài ra, cau tiểu trâm còn có tác dụng giúp cải thiện đường hô hấp, giảm các triệu chứng hen suyễn, viêm xoang.
Cau tiểu trâm mang ý nghĩa đại diện cho sức sống tích cực, mạnh mẽ không ngừng vươn lên vì thế rất thích hợp làm quà tặng trong những dịp như thi cử, tân gia, sinh nhật và đặc biệt là lễ khai trương, lễ tết,…

Cách trồng và chăm sóc cây cau tiểu trâm

Cau tiểu trâm là loại cây sinh trưởng và phát triển rất tốt, chịu được điều kiện khắc nghiệt. Tuy nhiên, vẫn cần phải lưu ý những điều sau để cây được khỏe mạnh:
Đất trồng: để cây có điều kiện sinh trưởng tốt nhất thì đất là yếu tố cực kỳ quan trọng. Tổ hợp đất thịt, trấu hun, phân hữu cơ và xỉ than sẽ là điều kiện tốt nhất.
Ánh sáng: nếu trồng trong phòng tối thì nên phơi cây dưới ánh nắng khoảng 1-2 tiếng mỗi tuần vào buổi sáng.
Nhiệt độ: dù chịu được điều kiện khắc nghiệt nhưng ở nhiệt độ môi trường từ 17 – 25 độ C sẽ là lý tưởng nhất để cây phát triển.
Tưới nước: chỉ nên tưới cây từ 2-3 lần/ tuần. Nếu trồng cau tiểu trâm thủy sinh thì chỉ nên để lượng nước ngập không quá ½ chiều cao của rễ và nên thay nước 1 tuần/ lần để tránh bị chết cây.
Bón phân: nên bón phân định kỳ hàng tháng để tăng cường dinh dưỡng cho cây và phải chọn loại phân phù hợp nếu không cây sẽ bị chậm lớn hoặc có thể bị chết.
Phòng trừ sâu bệnh: cần phải theo dõi thường xuyên và tỉa những lá héo, rễ bị hư để tránh lây lan sang những chỗ khác. Nếu cây xuất hiện rệp thì phải lau sạch hoặc nếu trường hợp nặng hơn thì mua thuốc về phun.

Bài viết liên quan

Ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc cây thủy tùng 

Hiện nay, việc mua cây cảnh để trang hoàng cho không gian nhà ở đang [...]

Bí kíp lựa chọn và bảo quản đồ trang trí trong nhà bằng thủy tinh sáng bóng và đẹp long lanh

Đồ trang trí là một phần không thể thiếu trong việc trang trí nội thất [...]

3 Món đồ trang trí phòng trưng bày ở đâu, kéo may mắn đến đấy!

Bạn đã từng nghe nói về việc sử dụng món đồ trang trí để mang [...]

Mẹo chọn đồ trang trí phòng theo phong cách hiện đại

Nội thất và trang trí phòng là yếu tố quan trọng để tạo nên không [...]

Cách trang trí nhà đẹp và kinh nghiệm chọn Shop bán đồ decor trang trí nhà

Trang trí nhà là một trong những việc làm quan trọng để tạo nên không [...]

Bí kíp phối đồ decor trang trí nội thất cho homestay đẹp miễn chê

Homestay là một trong những lựa chọn nghỉ dưỡng phổ biến hiện nay, đặc biệt [...]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *