Cách trồng và chăm sóc cây phong lá đỏ

Ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc cây phong lá đỏ

Vài năm gần đây, trong giới những người thích cây cảnh thì cây phong lá đỏ là loài cây không xa lạ gì đối với họ. Tuy nhiên, trong thực tế có rất nhiều người chưa biết đặc điểm, ý nghĩa của cây phong lá đỏ, cách trồng, cách chăm sóc ra sao để cây phát triển khỏe mạnh, thậm chí có người còn không biết đến sự tồn tại của loài cây này. Vậy sau đây, hãy cùng Công decor tìm hiểu kỹ lưỡng về cây phong lá đỏ qua bài viết dưới đây nhé!

Đặc điểm cây phong lá đỏ

Nguồn gốc, xuất xứ

Cây phong lá đỏ có tên khoa học là Acer Rubrum, tên tiếng anh là Red Maple, là một loài thực vật thuộc chi Phong, họ Bồ Hòn. Cây có nguồn gốc chính từ vùng Bắc Mỹ và sau này mới du nhập đến các quốc gia ở Châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc. Và hiện tại phong lá đỏ khá phổ biến ở Việt Nam với nhiều tên gọi khác nhau như cây thích, cây phong đầm lầy, cây phong mềm,…

Đặc điểm của cây

Phong lá đỏ là cây thân gỗ, có chiều cao trung bình từ 8-10m, có khả năng sống được nhiều năm.
Vỏ cây có màu xám khi còn non và sẽ trở nên sẫm màu và xù xì hơn khi càng về già.
Lá thường được chia làm 3 thùy, mép lá có nhiều răng cưa. Khi bắt đầu ra lá, lá có màu xanh lục đậm như các loại cây khác và sẽ dần chuyển sang màu đỏ hoặc đỏ cam khi đến mùa rụng lá.
Hoa của cây thường mọc thành chùm, có màu đỏ hoặc màu cam. Tuy nhiên, không phải năm nào cây cũng ra hoa, phải phụ thuộc vào điều kiện thời tiết và chăm sóc.
Quả của cây này có tên gọi là quả phím phong, chúng thường chín vào tháng 6 hàng năm và bên trong có chứa các hạt màu đỏ.
Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại phong lá đỏ khác nhau vì thế dựa vào điều kiện sinh trưởng và đặc điểm của từng loại. Phong lá đỏ được chia thành 3 nhóm chính:
Nhóm Dissectum: có lá màu đậm có từ 5 đến 9 thùy và có hình răng cưa.
Nhóm Palmatum: lá có từ khoảng 5 đến 7 thùy
Nhóm Linearilobum: lá có 5 thùy trong đó có 1 thùy dài và mảnh.

Cách trồng và chăm sóc cây phong lá đỏ
Cách trồng và chăm sóc cây phong lá đỏ

Cây phong lá đỏ trong phong thủy

Ý nghĩa trong phong thủy

Trong phong thủy, nếu trồng và chăm sóc cây cẩn thận thì sẽ giúp gia chủ gặp được nhiều may mắn, đem lại nhiều vượng khí và nhiều điều thuận lợi trong công việc và cả cuộc sống. Ngoài ra, nếu đặt một cây phong lá đỏ trên bàn làm việc hoặc phòng làm việc sẽ giúp xua đuổi tà khí, giảm bớt căng thẳng, mệt mỏi, giúp thoải mái hơn trong khi làm việc.

Cây phong lá đỏ hợp mệnh gì

Phong lá đỏ có màu chủ đạo là màu đỏ và màu cam nên theo phong thủy loại cây này cực kỳ hợp với những người mệnh Hỏa. Không những vậy, theo quy luật tương sinh, tương khắc trong ngũ hành Hỏa tương sinh với Thổ vì thế mệnh Thổ cũng có thể trồng loại cây này để giúp gặp nhiều may mắn, giúp vận mệnh được tốt hơn.

Công dụng của cây phong lá đỏ

Làm thuốc chữa bệnh: cành cây và lá cây của cây phong lá đỏ có thể bào chế thành các loại thuốc giúp trị các bệnh như: giải độc, lưu thông khí huyết, kháng viêm, diệt trừ mụn nhọt,…
Chế tác đồ đạc: bởi thân cây là thân gỗ và sống nhiều năm nên gỗ khá cứng cáp và chắc chắn vì thế thân được dùng để chế tác đồ đạc đặc biệt là đồ nội thất như bàn, ghế, giường, tủ,… Bên cạnh đó, loại gỗ này cũng rất ít bị mọt xâm nhập.

Cách trồng và chăm sóc cây phong lá đỏ

Cách trồng cây phong lá đỏ

Cây phong lá đỏ có 3 cách trồng đó là gieo hạt giống hoặc giâm cành và cắt lấy mầm từ phần gốc. Nhưng bạn nên chọn cách gieo hạt giống bởi vì khi trồng như vậy, cây sẽ được khỏe mạnh, phát triển vượt trội hơn, nhanh hơn so với hai cách còn lại.
Nên trồng vào loại đất có độ tơi xốp và có nhiều mùn, giàu dinh dưỡng.

Cách chăm sóc cây phong lá đỏ

Cần phải lưu ý những điều sau đây để cây phát triển khỏe mạnh:
Nhiệt độ: như đã nói ở trên cây có nguồn gốc chính ở Bắc Mỹ( nước có khí hậu lạnh) vì thế chúng ưa thích mức nhiệt độ từ 15-25 độ C ( ở nhiệt độ này cây sẽ sinh trưởng và phát triển tốt nhất).
Nước tưới: chỉ nên tưới đủ 2 lần/ ngày hoặc nếu trong mùa hè nắng nóng gay gắt có thể tăng thêm lần tưới để cây không bị mất nước.
Phân bón: trong 3 năm đầu tiên của cây, nên dùng phân bón NPK hoặc phân hữu cơ để bón cho cây đều đặn 2 tuần/ lần để cây đảm bảo đủ chất dinh dưỡng không bị thiếu chất.

Bài viết liên quan

Ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc cây thủy tùng 

Hiện nay, việc mua cây cảnh để trang hoàng cho không gian nhà ở đang [...]

Bí kíp lựa chọn và bảo quản đồ trang trí trong nhà bằng thủy tinh sáng bóng và đẹp long lanh

Đồ trang trí là một phần không thể thiếu trong việc trang trí nội thất [...]

3 Món đồ trang trí phòng trưng bày ở đâu, kéo may mắn đến đấy!

Bạn đã từng nghe nói về việc sử dụng món đồ trang trí để mang [...]

Mẹo chọn đồ trang trí phòng theo phong cách hiện đại

Nội thất và trang trí phòng là yếu tố quan trọng để tạo nên không [...]

Cách trang trí nhà đẹp và kinh nghiệm chọn Shop bán đồ decor trang trí nhà

Trang trí nhà là một trong những việc làm quan trọng để tạo nên không [...]

Bí kíp phối đồ decor trang trí nội thất cho homestay đẹp miễn chê

Homestay là một trong những lựa chọn nghỉ dưỡng phổ biến hiện nay, đặc biệt [...]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *