Cây sưa đỏ là loài cây phủ màu xanh lên nhiều con phố, dãy đường đi, khuôn viên của các dự án đô thị. Đây là loài cây cảnh ngoại thất mang lại giá trị kinh tế cao do đặc tính quý và chắc của gỗ cây sưa. Trong bài viết này, cùng Công Decor khám phá ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc cây sưa đỏ. Mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây!
Tìm hiểu chung về cây sưa đỏ
Tóm tắt nội dung bài viết
Cây sưa đỏ còn có tên gọi khác là cây huỳnh đàn, cây trắc thối hay cây huê. Tên khoa học của loài cây này Dalbergia Tonkinensis Prain. Cây sưa đỏ được biết đến là cây có sự phân bố rộng rãi ở nhiều nước, trong đó có Việt Nam, Trung Quốc và một số nước thuộc khu vực châu Á.
Đặc điểm thực vật học của cây sưa đỏ
- Về thân cây, sưa đỏ là thân cây gỗ, gỗ của loài cây này rất quý, thân cây thẳng, vỏ bên ngoài khá nhẵn, và có màu nâu xám. Các nhánh cành vươn rộng, tán lá rất rộng và to.
- Về lá cây, lá của cây sưa đỏ có màu xanh, lá thuộc dạng lá kép lông chim, số lượng lẻ, mỗi lá kép có khoảng từ 9 đến 19 lá chét. Các lá chét có chiều dài từ 6cm đến 7cm, bề rộng lá dài khoảng 4cm. Mép lá chét thuộc loại mép nguyên, đầu lá hơi nhọn, gân lá không rõ. Các lá chét được đính vào cành lá lớn, cuống lá dài và cứng.
- Về hoa của cây sưa đỏ, hoa có màu đỏ, trắng hồng. Khi bắt đầu mới ra, hoa có màu đỏ đậm, sau một thời gian, hoa chuyển sang màu hồng nhạt và màu trắng. Những chùm hoa mọc thành chùm, các cánh hoa mỏng. Mỗi hoa có 4 cánh, nhụy và nhị hoa lộ có màu vàng.
- Về quả của cây sưa đỏ, khi kết thúc quá trình ra hoa, quả của cây phát triển. Hình dáng quả của cây sưa có hình dài, dạng hình elip, có chiều dài từ 6cm đến 8cm, bề rộng của quả khoảng 7mm. Quả dạng dẹt, khi non có màu xanh, khi chín quả có màu nâu, đen, bên trong chứa các hạt như hạt đậu.
Đặc điểm sinh lý của cây sưa đỏ
- Cây sưa đỏ thuộc dòng cây ưa sáng, thích nghi và sinh trưởng tốt trong nhiều điều kiện thời tiết khác nhau.
- Loại đất trồng phù hợp để canh tác giống cây trồng đó là đất không quá dày, đất tơi xốp, và có độ thoát nước tốt.
- Tốc độ tăng trưởng và phát triển của cây sưa đỏ cũng không nhanh, thời gian để cây từ cây non đến cây trưởng thành phải tính bằng năm, cây sưa già có độ tuổi đến vài chục năm. Chính vì vậy, gỗ của loài cây sưa rất quý hiếm và có giá trị kinh tế cao.
- Cây ít sâu bệnh và không cần kỳ công chăm sóc, tỉ mỉ.
Lợi ích và ứng dụng của cây sưa đỏ
Cây sưa đỏ dùng để làm cây trang trí ngoại cảnh
Cây sưa là một trong những cây mang đến bóng mát cho không gian sống của gia đình hoặc đô thị. Cây có tán lá rộng phủ bóng khá tốt, lá cây xanh, ít rụng lá, mang lại màu xanh tươi mới, tràn đầy sức sống. Cây sưa đỏ được nhiều người yêu thích, đặc biệt vào thời tiết nóng nực mùa hè, ngồi hay đứng dưới tán cây sưa cực kỳ thư giãn và thoải mái.
Cây sưa đỏ cung cấp gỗ quý để làm đồ nội thất
Gỗ của cây sưa đỏ được đánh giá là loài gỗ quý vì khả năng chống mọt tối đa cũng như độ bền, bóng của gỗ khi được khai thác làm đồ thủ công mỹ nghệ. Các đồ nội thất làm từ gỗ cây sưa đỏ được bán ra thị trường với giá thành khá cao. Vì vậy kinh doanh gỗ cây sưa, đặc biệt là những dòng gỗ sưa lâu năm sẽ mang lại lợi nhuận kinh tế rất lớn.
Cây sưa giúp thanh lọc không khí
Giống như những cây màu xanh khác, cây sưa quang hợp bằng cách hấp thụ khí thải Co2 trong môi trường và tỏa ra khí oxi. Chính vì vậy, cây sưa mang đến luồng không khí trong lành hơn cho không gian. Đồng thời theo các nghiên cứu khoa học, cây sưa con có khả năng hấp thụ tiếng ồn, vì thế làm giảm tiếng ồn khá tốt, mang đến không gian sống trong lành, thoải mái.
Cách trồng và chăm sóc cây sưa đỏ
Nhân giống cây sưa đỏ
Đa phần những cây sưa đỏ được nhân giống bằng cách chiết cành hoặc bằng hạt. Hạt được chọn từ cây mẹ khỏe mạnh và có sức sinh trưởng tốt, độ nảy mầm cao.
Tiêu chuẩn của một cây sưa non khi được đem đi trồng: cây có độ tuổi phát triển từ 7 tháng đến 1 năm tuổi. Cây cứng cáp, không sâu bệnh, lá và cành cây tươi tốt, chiều cao cây khoảng 1/2m, rễ cứng và nhiều, đường kính khoanh gốc khoảng 6mm.
Đất trồng phù hợp để trồng cây sưa đỏ là các loại đất, vị trí đất thoát nước tốt, có độ tơi xốp và giàu dinh dưỡng.
Vị trí trồng là các vị trí thoáng mát để cây nhận được ánh sáng tốt nhất.
Thời điểm trống tốt nhất là vào tháng 2 đến cuối tháng 4 đối với vùng miền Bắc Bộ, còn đối với miền Nam thì chúng ta nên trồng vào mùa mưa.
Mật độ trồng cây tốt nhất là cây cách nhau khoảng từ 1,5 đến 2m, khoảng cách các hàng với nhau từ khoảng 3 đến 5m.
Chuẩn bị hố đất phù hợp với diện tích của bầu, cách bầu cây sưa đỏ khoảng 20cm. Hố đất trồng cây được đào trước khoảng 1 tháng, rắc vôi kết hợp với phân bón hữu cơ, phân chuồng hoặc xơ dừa bên dưới đất hố. Đặt bầu xuống dưới hố. Lưu ý rằng, độ rộng của hố đất nên rộng gấp 3 lần đường kính của bầu, độ sâu của hố đất ngang bằng với chiều cao của bầu.
Lấp đất xung quanh bầu, vừa lắp vừa nén đất, giữ cây để cây không bị đổ. Sau đó tưới nước để cấp đủ ẩm cho cây phát triển.
Chăm sóc cây sưa đỏ
Thời gian đầu khi mới trồng, khoảng từ 1 tháng đến 4 tháng đầu là thời điểm quan trọng nhất quyết định độ phát triển của rễ cây, vì vậy bạn cần chăm sóc cây cẩn thận để cây hồi xanh và thích nghi tốt với môi trường.
Về độ ẩm, khi mới trồng, rễ cây chưa thực sự cắm sâu vào đất để hấp thu dinh dưỡng cũng như nước, vì vậy bạn cần chăm chỉ tưới cây với tần suất khoảng 2 đến 3 ngày 1 lần, cung cấp đủ độ ẩm cho cây. Sau giai đoạn đó, khi cây sưa đỏ đã bén rễ và sinh trưởng tốt chúng ta có thể giảm lượng nước cung cấp, và quan sát đất quanh gốc cây để biết khi nào cần tưới, khi nào không cần tưới. Đặc biệt, hạn chế tối đa việc để cho cây bị ngập úng lâu ngày.
Về bón phân, sau khi trồng 30 ngày đầu tiên chúng ta có thể bón các loại phân bón hữu cơ, hoặc các loại phân bón hóa học( lượng cực nhỏ). Sau đó bón định kỳ 6 tháng đến 1 năm 1 lần loại phân bón NPK(12:5:10) bón với liều lượng từ khoảng 100 đến 150g/ 1 gốc. Bón theo độ tuổi là hợp lý nhất.
Về sâu bệnh hại, cây sưa đỏ có khả năng chống chịu sâu bệnh hại khá tốt, tuy nhiên vẫn cần lưu ý một số loại bệnh như đục thân, sâu ăn lá, hay các loại chích hút nhựa cây. Vì thế chúng ta nên quan sát thường xuyên, tỉ mỉ để nhận biết những biểu hiện lá của cây, từ đó đưa ra được biện pháp tối ưu nhất.
Trên đây là bài viết mà Công Decor cung cấp kiến thức cơ bản về cây sưa đỏ. Hy vọng bài viết đem đến cho bạn những thông tin hữu ích.
Bài viết liên quan
Cây phượng vĩ – Ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc cây phượng vỹ nhuộm đỏ cả góc trời
Cây phượng vĩ là loại cây gắn với tuổi học trò của mỗi người với [...]
Th12
Cây hoa nguyệt quế. Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc cây hoa nguyệt quế cho sân vườn
Những chậu hoa nguyệt quế xanh mướt điểm xuyết sắc hoa trắng tinh khôi làm [...]
Th12
Cây thủy sinh là gì? Lợi ích và cách nuôi trồng và chăm sóc cây thủy sinh
Chắc chắn các bạn đã từng mê mẩn trước những chậu cây thủy sinh khoe [...]
Th12
Cây bàng Đài Loan – Tìm hiểu đặc điểm, công dụng cũng như kỹ thuật trồng và chăm sóc cây bàng
Hiện nay xu hướng trồng cây xanh trong nhà hoặc trước sân vườn đang được [...]
Th12
10 loại cây trồng trong nhà dễ trồng làm nổi bật không gian nội thất
Từ những lợi ích thiết thực mà cây cảnh mang đến cho không gian ngôi [...]
Th12
Cây phát tài phát lộc – Cây trồng nội thất mang phong thủy tốt lành
Mỗi dịp Tết đến xuân về, những bình, chậu hay cành phát tài phát lộc [...]
Th12