Cách tra cứu mã số thuế: Mã số thuế cá nhân và doanh nghiệp

Rất nhiều người không rõ về cách tra cứu mã số thuế của cá nhân và doanh nghiệp thực hiện như thế nào. Vậy hãy cùng Công Decor theo dõi ngay bài viết dưới đây của chúng tôi để được hướng dẫn cụ thể, chi tiết cách tra cứu mã số thuế của cá nhân và doanh nghiệp nhé!

Mã số thuế cá nhân là gì? Mã số thuế doanh nghiệp là gì?

Theo khoản 5 điều 3 Luật quản lý thuế năm 2019, mã số thuế là một dãy gồm 10 chữ số hoặc 13 chữ số và ký tự khác do Cơ quan thuế cấp cho người nộp thuế dùng để quản lý thuế.

Vậy mã số thuế cá nhân là một mã số thuế gồm 10 chữ số hoặc 13 chữ số và ký tự, do cơ quan thuế cấp cho đối tượng là cá nhân riêng lẻ khi nộp thuế để quản lý thuế. Mã số thuế cá nhân là mã số duy nhất để cá nhân sử dụng với mục đích kê khai mọi khoản thu nhập của mình.

Mã thuế doanh nghiệp hay mã số thuế của công ty được cấp bởi Cơ quan quản lý thuế cấp cho từng doanh nghiệp khi đã đăng ký thuế thành công. Mã số này cũng là duy nhất và không bị trùng giữa các doanh nghiệp với nhau. Mã số thuế này giúp nhà nước quản lý dễ hơn thuế của doanh nghiệp và doanh nghiệp dễ dàng hơn khi kê khai doanh thu,….

Mã số thuế cá nhân hay mã số thuế doanh nghiệp là một thông tin rất quan trọng khi thực hiện các thủ tục hành chính nói chung. Nhưng nếu bạn quên, bạn có thể dễ dàng lấy lại mã số thuế cá nhân bằng cách tra cứu mã số thuế trên trang Thuế điện tử của tổng cục Thuế. Các bước thực hiện sẽ được hướng dẫn chi tiết ở phần dưới đây.

Cách tra cứu mã số thuế: Mã số thuế cá nhân và doanh nghiệp
Cách tra cứu mã số thuế: Mã số thuế cá nhân và doanh nghiệp

Đối tượng đăng ký thuế và cấp mã số thuế

– Người nộp thuế phải thực hiện đăng ký thuế và được cơ quan thuế cấp mã số thuế trước khi bắt đầu hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc có phát sinh nghĩa vụ với ngân sách nhà nước. Đối tượng đăng ký thuế bao gồm:

+ Doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân thực hiện đăng ký thuế theo cơ chế một cửa liên thông cùng với đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã, đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật Doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan;

+ Tổ chức, cá nhân không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này thực hiện đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

– Cấu trúc mã số thuế được quy định như sau:

+ Mã số thuế 10 chữ số được sử dụng cho doanh nghiệp, tổ chức có tư cách pháp nhân; đại diện hộ gia đình, hộ kinh doanh và cá nhân khác;

+ Mã số thuế 13 chữ số và ký tự khác được sử dụng cho đơn vị phụ thuộc và các đối tượng khác;

– Việc cấp mã số thuế được quy định như sau:

+ Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác được cấp 01 mã số thuế duy nhất để sử dụng trong suốt quá trình hoạt động từ khi đăng ký thuế cho đến khi chấm dứt hiệu lực mã số thuế.

Người nộp thuế có chi nhánh, văn phòng đại diện, đơn vị phụ thuộc trực tiếp thực hiện nghĩa vụ thuế thì được cấp mã số thuế phụ thuộc.

Trường hợp doanh nghiệp, tổ chức, chi nhánh, văn phòng đại diện, đơn vị phụ thuộc thực hiện đăng ký thuế theo cơ chế một cửa liên thông cùng với đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã, đăng ký kinh doanh thì mã số ghi trên giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đồng thời là mã số thuế;

+ Cá nhân được cấp 01 mã số thuế duy nhất để sử dụng trong suốt cuộc đời của cá nhân đó. Người phụ thuộc của cá nhân được cấp mã số thuế để giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế thu nhập cá nhân. Mã số thuế cấp cho người phụ thuộc đồng thời là mã số thuế của cá nhân khi người phụ thuộc phát sinh nghĩa vụ với ngân sách nhà nước;

+ Doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm khấu trừ, nộp thuế thay được cấp mã số thuế nộp thay để thực hiện khai thuế, nộp thuế thay cho người nộp thuế;

+ Mã số thuế đã cấp không được sử dụng lại để cấp cho người nộp thuế khác;

+ Mã số thuế của doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác sau khi chuyển đổi loại hình, bán, tặng, cho, thừa kế được giữ nguyên;

+ Mã số thuế cấp cho hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh là mã số thuế cấp cho cá nhân người đại diện hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh.

– Đăng ký thuế bao gồm:

+ Đăng ký thuế lần đầu;

+ Thông báo thay đổi thông tin đăng ký thuế;

+ Thông báo khi tạm ngừng hoạt động, kinh doanh;

+ Chấm dứt hiệu lực mã số thuế;

+ Khôi phục mã số thuế.

(Điều 30 Luật Quản lý thuế 2019)

Cách tra cứu mã số thuế cá nhân

Cách 1: Trên trang Thuế điện tử

Bước 1: Truy cập vào trang web Thuế điện tử của Tổng cục Thuế

Bước 2: Tại màn hình trang chủ, ở góc bên phải màn hình, bạn chọn tiêu mục CÁ NHÂN

Bước 3: Chọn Tra cứu thông tin NNT

Bước 4: Nhập số CCCD và mã xác nhận. Sau đó nhấn Tra cứu

Bước 5: Xem kết quả tra cứu mã số thuế cá nhân

Cách 2: Trên Trang Tổng cục Thuế

Bước 1: Truy cập vào mục Tra cứu, Trang thông tin của Tổng cục thuế tại địa chỉ http://tracuunnt.gdt.gov.vn/tcnnt/mstcn.jsp

Bước 2: Nhập số CCCD.

Tại mục Thông tin về người nộp thuế TNCN, bạn chỉ cần nhập số CCCD của mình vào ô Số chứng minh thư/Thẻ căn cước.

Bước 3: Nhập mã xác nhận.

Lưu ý ở phần Mã xác nhận có phân biệt chữ hoa và chữ thường nên bạn cần điền đúng và đủ mã số theo hình bên cạnh.

Bước 4: Nhấn nút Tra cứu

Sau khi nhập chính xác mã xác nhận, bạn nhấn nút Tra cứu và xem kết quả.

Kết quả trả về sẽ hiển thị các thông tin: Mã số thuế, Tên người nộp thuế, Cơ quan thuế, Số CMT/thẻ căn cước, Ngày thay đổi thông tin gần nhất, Ghi chú.

Cách tra cứu mã số thuế Doanh nghiệp

Cách 1: Trên cổng thông tin Quốc gia về đăng ký Doanh nghiệp

Bước 1: Truy cập vào website của Công tra cứu thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp: dangkykinhdoanh.gov.vn

Bước 2: Nhập tên doanh nghiệp hoặc mã số thuế của doanh nghiệp

Bước 3: Nhấn vào biểu tượng kính lúp ở góc phải để tìm tra cứu mã số thuế

Cách 2: Tra cứu tại Tổng cục Thuế

Bước 1: Truy cập vào trang của Tổng cục Thuế tại địa chỉ https://www.gdt.gov.vn/wps/portal

Bước 2: Chọn Dịch vụ công.

Bước 3: Chọn Tra cứu thông tin người nộp thuế.

Bước 4: Điền một trong ba thông tin sau:

Bước 5: Nhập mã xác nhận.

Bước 6: Ấn tra cứu.

– Tên tổ chức cá nhân nộp thuế.

– Địa chỉ trụ sở kinh doanh.

– Số chứng minh thư/Thẻ căn cước người đại diện.

Các câu hỏi thường gặp về tra cứu mã số thuế cá nhân

Khi tra cứu lại thấy tới 2 mã số thuế cá nhân phải làm sao?

Trường hợp có thể phát sinh do cá nhân đã dùng 2 CMND/CCD để đăng ký mã số thuế. Lúc này cá nhân cần phải chấm dứt mã số thuế cấp sau thì mã số thuế đầu mới có hiệu lực.

Chưa tham gia lao động thì có mã số thuế không?

Người chưa tham gia lao động sẽ có mã số thuế nếu thuộc diện người phụ thuộc, có cha, mẹ, người trực tiếp nuôi dưỡng đi làm và có mã số thuế. Việc này để giảm trừ gia cảnh 4.4 triệu/thàng, do đó người chưa đi làm phải có mã số thuế và mã số này vẫn áp dụng đến khi người này tham gia lao động sau đó.

Thay đổi CMND sang CCCD có phải đổi mã số thuế không?

Bạn không cần đổi mã số thuế khi đổi từ CMND sang CCCD mà chỉ cần làm thủ tục thay đổi thông tin đăng ký tại Cơ quan thuế.

 

Bài viết liên quan

Cây phượng vĩ – Ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc cây phượng vỹ nhuộm đỏ cả góc trời

Cây phượng vĩ là loại cây gắn với tuổi học trò của mỗi người với [...]

Cây hoa nguyệt quế. Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc cây hoa nguyệt quế cho sân vườn

Những chậu hoa nguyệt quế xanh mướt điểm xuyết sắc hoa trắng tinh khôi làm [...]

Cây thủy sinh là gì? Lợi ích và cách nuôi trồng và chăm sóc cây thủy sinh

Chắc chắn các bạn đã từng mê mẩn trước những chậu cây thủy sinh khoe [...]

Cây bàng Đài Loan – Tìm hiểu đặc điểm, công dụng cũng như kỹ thuật trồng và chăm sóc cây bàng

Hiện nay xu hướng trồng cây xanh trong nhà hoặc trước sân vườn đang được [...]

10 loại cây trồng trong nhà dễ trồng làm nổi bật không gian nội thất

Từ những lợi ích thiết thực mà cây cảnh mang đến cho không gian ngôi [...]

Cây phát tài phát lộc – Cây trồng nội thất mang phong thủy tốt lành

Mỗi dịp Tết đến xuân về, những bình, chậu hay cành phát tài phát lộc [...]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *