Mô hình đàn tỳ bà trang trí để bàn
Trong trang trí nội thất ngôi nhà, bàn làm việc hay bàn tiếp khách là những nơi quan trọng đối với gia chủ. Bàn làm việc là nơi gia chủ xử lý công việc quan trọng hoặc học tập những điều mới; trong khi bàn tiếp khách là nơi họ giao thiệp, đối đãi với những vị khách quý tới chơi nhà. Chính vì những lý do này, việc trang trí bàn làm việc hay bàn tiếp khách phải đảm bảo tính thân thiện, thoải mái nhưng vẫn trang trọng, lịch sự. Trong bài viết này, Công Decor xin được giới thiệu tới các bạn mô hình đàn nguyệt và đàn tỳ bà cho trang trí bàn làm việc/học tập, bàn tiếp khách của gia đình.
Mô hình đàn tỳ bà trang trí được làm bằng đồng
Mô hình đàn nguyệt và đàn tỳ bà trang trí
Thông tin kỹ thuật
Dưới đây là một số thông tin kỹ thuật về mô hình đàn nguyệt và đàn tỳ bà do Công Decor thiết kế và sản xuất:
Kích thước:
+ Mẫu 1: Dài 17cm x Rộng 5cm x Cao 28cm
+ Mẫu 2: Dài 20cm x Rộng 11cm x Cao 27cm
Chất liệu: đồng
Phương pháp sản xuất: Làm bằng tay
Phân loại: đồ trang trí để bàn
Đàn nguyệt và đàn tỳ bà trong văn hóa, lịch sử
Đàn nguyệt
Theo tài liệu lịch sử, đàn nguyệt được phát minh từ khoảng thế kỷ thứ 3 đến thế kỷ thứ 5 ở triều đại nhà Tần tại Trung Quốc. Trải qua một lịch sử dài với nhiều thay đổi đàn nguyệt có thể có nhiều kích thước, hình dạng khác nhau nhưng tựu chung lại, đều được cấu thành bởi 4 bộ phận chính, đó là: 01 bầu đàn hình ống tròn dẹt ; 01 cần đàn dài, thon, được làm bằng gỗ cứng, có khoảng 8-11 phím đàn với khoảng cách không đều nhau ; đầu đàn được trạm trổ tinh vi ; 04 dây đàn được làm bằng dây tơ, hay nilon hoặc thép.
Trong âm nhạc dân gian Trung Quốc, VD như kinh kịch hay opera Bắc Kinh, đàn nguyệt được coi là nhạc cụ quan trọng nhất, điều phối giai điệu của cả ban nhạc.
Mô hình nhạc cụ trang trí nội thất
Trong âm nhạc dân gian Việt Nam, đàn nguyệt thường được chơi cùng 4 nhạc cụ khác, tạo thành ngũ tuyệt mà trong đó đàn nguyệt đóng vai trò điều phối. Bốn nhạc cụ còn lại bao gồm đàn nhị, đàn tranh, đàn tam, ống sáo và đàn tỳ bà.
Đàn tỳ bà
Theo tài liệu lịch sử, đàn tỳ bà đã có từ thời Trung Hoa cổ đại, từ khoảng 2000 năm trước nhưng không ai rõ nguồn gốc chính xác của loại đàn này từ đâu. Tuy vậy, vào thời Tần, người ta biết được Tần Tỳ Bà là một loại nhạc cụ có bầu tròn như đàn nguyệt, khác với bầu đàn hình quả lê phổ biến ngày nay.
Mô hình đàn trang trí kệ tủ độc đáo
Nhìn chung, đàn tỳ bà ngày nay có … bộ phận chính, đó là: bầu đàn và cần đàn liền nhau, có dạng giống như một quả lê bổ đôi – tròn bầu ở phía dưới và thuôn gọn ở phần trên ; đầu đàn được trạm trổ tinh vi, có hình con dơi, mặt ngọc, hoa là hoặc hình rồng ; đàn truyền thống thường có 4 dây trong khi nhiều đàn cải tiến ngày nay có 5 dây. Bốn dây đàn tượng trưng cho 4 mùa và thường được chơi bởi 5 ngón tay (tượng trưng cho ngũ hành).
Đàn tỳ bà là loại nhạc cụ dân gian phổ biến ở các nước Á Đông như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Việt Nam với vô số phiên bản, cải tiến khác nhau. Đàn tỳ bà du nhập vào Việt Nam từ thời nhà Trần và là nhạc cụ cung đình quan trọng trong suốt chiều dài lịch sử. Đến nay, đàn tỳ bà là một trong ngũ tuyệt (đàn nguyệt, đàn nhị, đàn tranh, đàn tam, ống sáo, và đàn tỳ bà) của nhạc thính phòng Huế.
Mô tả sản phẩm
Lấy cảm hứng từ tư liệu lịch sử về nhạc cụ dân gian, cổ truyền nói trên, Công Decor đã ra mắt khách hàng mô hình đàn nguyệt và đàn tỳ bà vừa trang trọng, tinh tế, lại vừa cổ điển, gần gũi.
Chúng tôi mô phỏng đàn theo thiết kế truyền thống với một bầu đàn tròn, một cần đàn thẳng, mảnh với 4 dây đàn cho đàn nguyệt ; một cần đàn và bầu đàn hình nửa quả lê với 4 dây đàn cho đàn tỳ bà. Đầu đàn được chạm khắc mô phỏng đài sen với nhiều hạt mầm đang dần vươn lên đầy sức sống. Cả hai đàn đều được thiết kế nghiêng sang phải, tạo cảm giác như có một nghệ nhân đang chơi đàn, truyền thần vào trong nghệ thuật bày trí.
Mô hình đàng trang trí có kiểu dáng nghệ thuật, sang trọng
Bên cạnh thiết kế truyền thống, chúng tôi cũng trạm trổ thêm ba con bướm màu xanh nước biển trên mặt đàn bằng đồng sáng bóng tựa như đang bay vờn theo từng giai điệu ngân lên. Cánh bướm, trong quan niệm của người Việt và nhiều nơi khác, đại diện cho sự sống, sự chuyển mình, hay vẻ đẹp của sự mềm mại, tinh tế, sang trọng.
Đây sẽ là những món đồ để bàn phù hợp với gia chủ hướng cổ điển nhưng cũng muốn không gian sống của mình phải sang trọng, lịch thiệp.
Chọn mua sản phẩm tại Công Decor
Thông qua những mô tả chi tiết về ý nghĩa và thiết kế của mô hình đàn nguyệt và đàn tỳ bà, chắc chắn bạn đã cảm nhận được hết những tinh tế trao gửi trong mẫu để bàn này. Tại cửa hàng bán đồ decor ở Hà Nội Công Decor, mẫu trưng bày hiện đã có sẵn, sẵn sàng dành cho khách hàng tham khảo và lựa chọn.
Công Decor, với tôn chỉ “Kiến tạo không gian, nâng tầm giá trị”, đã, đang và sẽ luôn tự hào về việc mang tới cho khách hàng những lựa chọn chất lượng và hoàn mỹ nhất. Để được tư vấn và chọn lựa những vật phẩm phong thủy, trang trí, các bạn hãy liên hệ để được hỗ trợ nhiệt tình nhất.
Vui lòng liên lạc với chúng tôi theo địa chỉ hoặc số điện thoại dưới đây để được tư vấn tận tình.
Địa chỉ: Số 31 Kim Ngưu – P. Thanh Lương – Q. Hai Bà Trưng – Hà Nội, Việt Nam
Điện thoại: 0981.926.629
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.